ACIAR – Việt Nam với dấu ấn tạo sinh kế bền vững cho nông dân
ACIAR – Việt Nam thay đổi sinh kế bền vững cho nông dân; Hợp tác phát triển vùng nguyên liệu; Thêm 47 mã số vùng trồng sầu riêng được cấp phép sang Trung Quốc; Hồ Trị An cạn nước, công tác quản lý gặp nhiều khó khăn; An Giang xây dựng thêm 3 hồ chứa nước; Giá keo giảm, lao động theo nghề keo chịu cảnh thất nghiệp.
Xuân Hào | 07:36 25/05/2023
ACIAR – Việt Nam thay đổi sinh kế bền vững cho nông dân
- Hợp tác phát triển vùng nguyên liệu
Thưa quý vị và bà con, tại buổi ký kết thỏa thuận hợp tác về triển khai Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu giữaBộ NN-PTNT, Cục kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn và Ngân hàng NN-PTNT Việt Nam - Agribank diễn ra ngày hôm qua, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam đề nghị Agribank quan tâm hơn đến hỗ trợ nguồn lực phát triển sản phẩm OCOP, để mỗi sản phẩm mang nét đặc trưng riêng của từng địa phương. Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế chính sách đặc thù cho người dân, HTX, doanh nghiệp vay vốn mua giống, vật tư nông nghiệp,… nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.
Thanh Thủy
-
Thêm 47 mã số vùng trồng sầu riêng được cấp phép sang Trung Quốc
Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN-PTNT cho biết, đơn vị vừa nhận được văn bản của Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông báo kết quả xét duyệt hồ sơ khắc phục của các mã số vùng trồng, cơ sở sầu riêng không đạt ở lần kiểm tra trực tuyến tháng 1/2023. Kết quả có 47/51 vùng trồng và 18 cơ sở đóng gói đạt yêu cầu và được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã số. Hồ sơ khắc phục của 4 vùng trồng chưa đạt yêu cầu là do hồ sơ gửi chưa đủ thông tin, hình ảnh không rõ nét nên phía bạn không đánh giá được sự cải thiện, tải tiến. Như vậy, đến nay Việt Nam đã có 293 vùng trồng và 115 cơ sở đóng gói được Trung Quốc cấp mã số xuất khẩu chính thức sang thị trường này.
Quỳnh Anh
- Hồ Trị An cạn nước, công tác quản lý gặp nhiều khó khăn
Thời gian qua tại Đồng Nai, mực nước hồ Trị An giảm sâu nhất trong khoảng 13 năm, tiệm cận mực nước chết đã gây khó khăn rất lớn cho hàng nghìn hộ dân mưu sinh bằng nghề nuôi cá bè và đánh bắt thủy sản trên hồ. Ông Nguyễn Văn Phước, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Khu bảo tồn Thiên nhiên Văn hoá Đồng Nai cho biết, mùa khô năm nay, mực nước hồ Trị An không chỉ cạn hơn mà thời gian rút nước cũng khá dài. Khi mực nước thấp, lòng hồ có những bãi cạn, eo ngách nên nhiều đối tượng sử dụng ngư cụ cấm khai thác thuỷ sản theo kiểu tận diệt, gây khó khăn cho quản lý. Ngoài ra, nước cạn, diện tích đất bán ngập tạo thành những bãi bồi rất lớn nên nhiều người dân đến vui chơi, cắm trại tự phát gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý của Khu bảo tồn.
Trần Trung
- An Giang xây dựng thêm 3 hồ chứa nước
Hôm qua, đại diện Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh An Giang cho hay, tỉnh này sẽ xây thêm 3 hồ chưa nước là Tà Lọt, Núi Dài 2 và Cô Tô nằm trên địa bàn 2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên với tổng dung tích 1,3 triệu m3, tổng kinh phí 457 tỷ đồng. Đây là khu vực thường thiếu nước cục bộ vào mùa khô ở An Giang với tổng dân số khoảng 270.000 người. Việc xây dựng các hồ chứa nhằm khắc phục tình trạng này đồng thời cải thiện cuộc sống đồng bào vùng cao thích ứng với biến đổi khí hậu. Dự kiến, các công trình sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2024.
Lê Hoàng Vũ
- Giá keo giảm, lao động theo nghề keo chịu cảnh thất nghiệp
Giá mỗi tấn keo từ trên 1,4 triệu đồng trong năm 2022, nay rớt xuống chỉ còn chưa đầy 750 nghìn đồng nhưng cũng không có ai hỏi mua. Mọi dịch vụ “ăn theo” nghề keo như lao động chặt cây, bóc vỏ, bốc vác, vận tải... tại Nghệ An cũng phải dừng hoạt động. Toàn huyện Quế Phong, hiện có trên 9.000 ha keo, trong đó có trên 3.000 ha đã đến tuổi khai thác nhưng chưa thể do giá quá rẻ, khó khăn đầu ra. Toàn huyện Quế Phong có trên 3.000 lao động “ăn theo” nghề keo đang chịu cảnh thất nghiệp. Tương tự tại Quỳ Châu - địa phương có diện tích keo lai lớn nhất tỉnh, đến nay mọi hoạt động khai thác, vận chuyển keo đều “án binh bất động”. Quỳ Châu hiện có khoảng trên 5.000 lao động theo nghề keo không có việc làm.
Doãn Trí Tuệ
Nhạc
Thưa quý vị và bà con, với nhiệm vụ thực hiện các nghiên cứu để phát triển hệ thống nông nghiệp cho năng suất tốt và bền vững hơn, năm 1993, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia – ACIAR đặt chân đến và bắt đầu hành trình hỗ trợ Việt Nam giải quyết các thách thức phức hợp mà nước ta đang phải đối mặt. Trải qua 30 năm với trên 200 dự án đầu tư, ACIAR đã giúp nông nghiệp Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ thông qua việc nâng cao năng suất, giảm nghèo và quản lý tài nguyên thiên nhiên hiệu quả hơn. Đánh giá về những dấu ấn của ACIAR trong 30 năm tại Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Ninh – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ NN-PTNT chia sẻ:
Băng:
Thanh Thủy
Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 25/5/2023.
Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Dự họp Quốc hội.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dự họp Bộ chính trị. Sau đó, làm việc với các Hiệp hội, doanh nghiệp về vấn đề giống cây trồng.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam Họp tham vấn các Bộ, ngành, chuyên gia về dự thảo Đề án 01 triệu ha lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL. Sau đó, họp về Đề án phát triển logistic gắn với vùng sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp Tiếp tục chuyến công tác nước ngoài.
Trong khi đó, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị xử lý các công việc thường xuyên.
Quỳnh Anh
$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, bản tin do BTV Xuân Hào biên soạn và thực hiện, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.
ACIAR – Việt Nam với dấu ấn tạo sinh kế bền vững cho nông dân
ACIAR – Việt Nam thay đổi sinh kế bền vững cho nông dân; Hợp tác phát triển vùng nguyên liệu; Thêm 47 mã số vùng trồng sầu riêng được cấp phép sang Trung Quốc; Hồ Trị An cạn nước, công tác quản lý gặp nhiều khó khăn; An Giang xây dựng thêm 3 hồ chứa nước; Giá keo giảm, lao động theo nghề keo chịu cảnh thất nghiệp.
Xuân Hào
Tin liên quan
Các chương trình
Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.
Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.