Chủ động ứng phó xâm nhập mặn trước vụ hè thu

Năm nay, xâm nhập mặn xuất hiện sớm với nồng độ cao gấp 20 - 30 lần mức cho phép khiến nhiều trạm bơm không thể hoạt động, hàng nghìn ha lúa đang trong giai đoạn chuẩn bị đổ ải có nguy cơ thiếu nước tưới.

Lê Khánh  | 08:58 24/05/2023

Chủ động ứng phó xâm nhập mặn trước vụ hè thu

Tự động

Chủ động ứng phó xâm nhập mặn trước vụ hè thu

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trơ lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Phòng chống thiên tai.

Thưa quý vị và bà con! Hàng năm, cứ bước vào vụ sản xuất lúa hè thu thì tỉnh Quảng Nam lại đối mặt với tình trạng xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sản xuất. Năm nay, mặn xâm nhập sớm với nồng độ cao khiến cho nhiều trạm bơm trên địa bàn không thể hoạt động bơm tưới cho hàng nghìn ha lúa trên địa bàn đang trong giai đoạn chuẩn bị đổ ải. Cùng với đó, tình hình thời tiết hiện nay đang nắng nóng kéo dài kèm nền nhiệt cao đang khiến cho vụ sản xuất này ở nhiều địa phương tại Quảng Nam gặp khó khăn.

Nhạc nền:

MC 2:

Thưa quý vị và bà con, tại tỉnh Quảng Nam, Duy Xuyên là địa phương thường chịu ảnh hưởng nặng nhất do hiện tượng xâm nhập mặn. Dự kiến trong vụ hè thu năm nay, toàn huyện sẽ sản xuất khoảng 3.400ha lúa. Đến thời điểm này, bà con đã tiến hành cày ải để chuẩn bị xuống giống. Thế nhưng, do nguồn nước trên các con sông bị mặn xâm nhập với nồng độ cao gấp từ 20 đến 30 lần mức cho phép nên khoảng gần 1.000ha lúa của các xã, thị trấn trên địa bàn đang thiếu nguồn nước tưới nghiêm trọng.

Theo bà con địa phương, như các năm trước, phải sau thời điểm gieo sạ thì hiện tượng mặn xâm nhập mới xuất hiện. Nhưng năm nay, ngay từ cuối vụ đông xuân, nhiều khu vực lấy nước tưới phục vụ cho sản xuất đã bị nước mặn xâm nhập với nồng độ từ  9 đến 10 phần nghìn. Kéo theo đó, các trạm bơm buộc phải ngừng hoạt động. Ông Lê Trung Nam, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Duy Phước cho biết, hiện nay, 500ha lúa mà đơn vị quản lý đã cày ải xong được khoảng 90% diện tích. Tuy nhiên, do không có đủ nước ngọt để bơm tưới nên đơn vị phải dời lịch thời vụ sản xuất so với dự kiến.

Băng 1: Ông Lê Trung Nam

Nguồn nước của Trạm bơm Duy Phước như sáng nay chúng ta đo là 9 phần nghìn, như vậy nó vượt mức cho phép khoảng gần 20 lần, rõ ràng rất khó cho việc bơm tưới để đổ ải sản xuất hè thu. Như vậy, Duy Phước chúng tôi đã thống nhất với hội nghị cũng như huyện cũng thống nhất là không phải sạ 20/5 mà chuyển qua ngày 25/5 để đảm bảo nguồn nước cho việc gieo sạ có hiệu quả.

MC 2:

Giai đoạn đổ ải để chuẩn bị gieo sạ là thời điểm có tính quyết định đến thành công của vụ sản xuất khi lượng nước cần thiết chiếm đến 1/3 chu kỳ phát triển của cây lúa. Do đó, để đảm bảo nước tưới cho diện tích lúa dự kiến gieo trồng, thời gian qua, chính quyền huyện Duy Xuyên đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn để giải quyết những khó khăn này. Theo ông Đặng Hữu Phúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên, với tình hình mặn xâm nhập sâu như hiện nay, ngành nông nghiệp huyện đã liên tục khảo sát các vị trí lấy nước để xây dựng các phương án phòng chống hạn mặn. Trong đó có giải pháp đắp đập ngăn mặn, nạo vét luồng lạch để dẫn nước ngọt vào các trạm bơm. Đồng thời, huyện cũng đã báo cáo với UBND tỉnh Quảng Nam để kiến nghị hỗ trợ.

Băng 2: Ông Đặng Hữu Phúc

Kiến nghị đối với tỉnh thì để tạo nguồn nước đảm bảo phục vụ nước tưới cho hàng loạt các trạm bơm điện trên địa bàn huyện thì đề nghị tỉnh phải có cơ chế vận hành liên hồ các hồ thủy điện để tăng cường nước về hạ du, để đảm bảo nguồn nước ngọt, đảm bảm độ ngọt cần thiết phục vụ tưới tiêu cho những diện tích lúa mà các trạm bơm phục vụ.

MC 2:

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam, ngoài huyện Duy Xuyên, thì một số địa phương khác như thị xã Điện Bàn, thành phố Tam Kỳ cũng đã xảy ra tình trạng mặn xâm nhập với nồng độ cao. Trước thực tế này, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam đã báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương, các đơn vị quản lý các công trình thủy lợi tập trung tổ chức sản xuất theo đúng hướng dẫn của Sở NN-PTNT về lịch thời vụ cũng như cơ cấu giống.

Ông Trương Xuân Tý, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết, để đảm bảo nguồn nước phục vụ cho sản xuất, ngành nông nghiệp đang phối hợp với các địa phương chỉ đạo các đơn vị quản lý công trình thủy lợi trước tiên phải tổ chức cấp nước tiết kiệm ngay từ đầu vụ. Đặc biệt phải theo dõi tình hình thời tiết để có hướng cấp nước cho phù hợp, tránh lãng phí. Đồng thời tính toán cân đối nguồn nước tại các hồ chứa thủy lợi để bố trí diện tích sản xuất phù hợp.

Băng 3: Ông Trương Xuân Tý

Để ứng phó với tình hình xâm nhập mặn thì biện pháp phi công trình là Sở sẽ tham mưu tỉnh phối hợp với Sở NN-PTNT TP Đà Nẵng tính toán cân đối nguồn nước còn lại tại các hồ chứa thủy điện để điều chỉnh kế hoạch vận hành phù hợp. Mục đích là khống chế hiện tượng mặn xâm nhập sâu, đảm bảo nguồn nước ngọt, thực hiện bơm lách triều vào một số thời điểm nhằm cung cấp nước phục vụ sản xuất.

MC 1:

Thưa quý vị bà bà con, với tình hình thời tiết thất thường và mặn xâm nhập sâu như hiện nay ở Quảng Nam, ngành chức năng cần sớm có những giải pháp kịp thời, hiệu quả để tạo nguồn nước tưới cho hàng nghìn diện tích lúa có nguy cơ bị ảnh hưởng trên địa bàn. Với những khu vực quá khó khăn, có thể thực hiện chuyển đổi cây trồng, tránh kéo dài lịch thời vụ, tiềm ẩn rủi ro khi mưa bão xuất hiện vào cuối vụ sản xuất, gây thiệt hại cho bà con nông dân.

Nhạc

MC 2

Bây giờ mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn liên quan tới lĩnh vực phòng chống thiên tai vừa diễn ra trên cả nước.

MC 1

Thưa quý vị và bà con, năm 2023 là năm có ý nghĩa quan trọng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai của nước ta khi Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch trong hợp tác ASEAN về quản lý thiên tai. Thể hiện vai trò dẫn dắt, trách nhiệm của mình trong lĩnh vực này, Ban chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam và Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về Phòng, chống thiên tai năm 2023 với chủ đề “Từ ứng phó đến hành động sớm”. Nhân dịp này, tỉnh Quảng Nam và nhiều địa phương trên cả nước cũng đã tổ chức chuỗi các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2023.

Quỳnh Anh

MC 2

Theo đại diện Phòng Dự báo thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ từ ngày 21 đến 31/5, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế giảm dần. Tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Trước tình hình đó, các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp, phục vụ nông nghiệp và dân sinh, đồng thời cần hạn chế tưới nước nhằm giảm thiểu thiệt hại sản xuất. Đối với diện tích trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, chịu mặn kém, trước khi tưới nước, người dân cần kiểm tra nồng độ mặn.

MC 1

Theo báo cáo của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang, trong 2 ngày 20-21/5, trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang liên tiếp xảy ra 3 vụ sạt lở đất, nâng số vụ sạt lở tại tỉnh này từ đầu năm đến nay lên con số 21 và ước thiệt hại trên 1,3 tỷ đồng. Theo Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh Hậu Giang, những ngày gần đây, mực nước chân triều đang ở mức thấp, tốc độ dòng chảy mạnh, các trận mưa chuyển mùa sẽ sinh dòng chảy mặt và kết hợp với đất ở bờ sông, kênh đang tơi xốp, nứt, nẻ. Do đó, khả năng sạt lở bờ sông, kênh, rạch với quy mô vừa và nhỏ ở mức độ cao.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình phòng chống thiên tai phát sóng trên Nông nghiệp radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại!

Tự động

Chủ động ứng phó xâm nhập mặn trước vụ hè thu

Năm nay, xâm nhập mặn xuất hiện sớm với nồng độ cao gấp 20 - 30 lần mức cho phép khiến nhiều trạm bơm không thể hoạt động, hàng nghìn ha lúa đang trong giai đoạn chuẩn bị đổ ải có nguy cơ thiếu nước tưới.

Lê Khánh

Tin liên quan

Các chương trình

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về chuỗi giá trị nông nghiệp
Thời sự

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về chuỗi giá trị nông nghiệp; Hàng chục nghìn ha rừng Bắc Kạn ở mức cảnh báo cháy cao nhất; Chủ động trữ nước cho mùa khô.

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về chuỗi giá trị nông nghiệp
Thời tiết nông vụ ngày 22/01/2025: Bắc bộ duy trì thời tiết đẹp
Thời sự

Hôm nay, thời tiết trên cả nước khá ôn hòa, đặc biệt tại miền Bắc, trời tiếp tục se lạnh kèm theo sương mù nhẹ vào sáng sớm.

Thời tiết nông vụ ngày 22/01/2025: Bắc bộ duy trì thời tiết đẹp