An ninh nguồn nước là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển đất nước

Cảnh báo không tự phát mở rộng diện tích sầu riêng, chanh leo; Vùng “Ngọt hóa Gò Công” chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang rau màu.

Xuân Hào  | 

An ninh nguồn nước là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển đất nước

Tự động

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến với 28 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương về chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định - IUU. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Hội nghị này nhằm bàn về một vấn đề đã tồn tại, kéo dài 5 năm nay, chúng ta phải làm việc này vì lợi ích quốc gia, lợi ích của người dân, vì hình ảnh của đất nước trên trường quốc tế, khẳng định Việt Nam là bạn tốt, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới. Thủ tướng đặt vấn đề cần kiểm điểm trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, đồng thời cần sự vào cuộc tích cực của người dân, bởi "dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Phạm Hiếu

  • Cảnh báo không tự phát mở rộng diện tích sầu riêng, chanh leo

Theo Bộ NN&PTNT, trong những năm gần đây sản xuất sầu riêng, chanh leo nước ta tăng trưởng nhanh cả về diện tích, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh những cơ hội, thành tựu đạt được, sản xuất, xuất khẩu sầu riêng, chanh leo nước ta cũng đang đứng trước nhiều tồn tại, rủi ro và thách thức. Đặc biệt, số lượng cơ sở đóng gói được cấp mã số đủ điều kiện xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc còn rất nhỏ so với tổng quy mô diện tích, sản lượng chanh leo, sầu riêng hiện có. Do đó, Bộ NN-PTNT mới đây đã có Chỉ thị, yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố khuyến cáo nông dân không tự phát mở rộng diện tích sầu riêng, chanh leo tại các vùng có điều kiện không phù hợp; không tự phát chặt phá các loại cây trồng khác để chuyển sang trồng mới sầu riêng; không tự phát chuyển đổi vườn cà phê trồng xen sầu riêng, hồ tiêu ở Tây Nguyên có hiệu quả sang trồng thuần cây sầu riêng...

Quỳnh Anh

  • Vùng “Ngọt hóa Gò Công” chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang rau màu

Vụ lúa Hè thu vừa qua, nông dân vùng dự án “Ngọt hóa Gò Công” của tỉnh Tiền Giang gieo trồng khoảng 23.000 ha, năng suất đạt trung bình 5,6 tấn/ha. Do chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng ở mức cao; trong khi đó giá lúa gạo không tăng nên nông dân không có lãi. Đến vụ Đông Xuân, vùng dự án “ngọt hóa Gò Công” chỉ xuống giống trên 21.000 ha lúa, giảm nhiều so với các năm trước. Đối với khu vực này, do hạn chế nguồn nước ngọt mùa khô nên ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang khuyến cáo nông dân chỉ sản xuất 2 vụ lúa trong năm. Đặc biệt do vụ lúa vừa rồi kém hiệu quả nên hiện nay, nông dân mạnh dạn chuyển hàng nghìn ha đất lúa sang trồng các loại hoa màu. Một số xã có chủ trương giảm dần diện tích lúa còn 1 vụ Đông Xuân, tăng diện tích hoa màu Viet Gap để tăng lợi nhuận trên một đơn vị diện tích vì cây lúa năng suất thấp, kém hiệu quả.

Minh Đảm

  • Xuất hiện dịch tả lợn châu Phi tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

Hôm qua, thông tin từ UBND xã Yên Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An cho biết, địa bàn xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi trên đàn vật nuôi của 1 hộ dân. Ban đầu, khoảng 1 tuần trước, một số con trong đàn lợn của người dân có biểu hiện chán ăn, ủ rũ nên gia đình đã báo cáo với cán bộ thú y. UBND xã Yên Khê đã báo cáo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện để lấy mẫu gửi xét nghiệm dịch tễ. Đến hôm qua, kết quả xét nghiệm cho thấy mẫu phân tích dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi. Hiện nay đã có 1 con lợn bị chết, 8 con khác bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi.

Thanh Nga

  • Quảng Ninh quy hoạch 3 vùng trọng điểm phát triển dược liệu

Sở hữu diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm 70% diện tích tự nhiên, tỉnh Quảng Ninh có rất nhiều lợi thế phát triển kinh tế dưới tán rừng, đặc biệt là dược liệu. Do đó, Quảng Ninh đã quy hoạch 3 vùng trọng điểm phát triển dược liệu gắn với loài cây trồng cụ thể. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã xác định có 948 loài cây thuốc, trong đó có rất nhiều loài là dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao như ba kích, trà hoa vàng, hồi, quế, kim ngân… Cùng với điều kiện về khí hậu thuận lợi, thổ nhưỡng phù hợp cho cây dược liệu phát triển, Quảng Ninh đang thực hiện các giải pháp để trở thành trung tâm dược liệu của các tỉnh Đông Bắc nói riêng, cả nước nói chung.

Nguyễn Thành

Nhạc chuyển

Thưa quý vị và bà con, không những phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp, thủy lợi còn đóng vai trò quan trọng, mang tính chiến lược lâu dài trong việc đảm bảo tưới, tiêu, thoát lũ và góp phần phát triển ngành du lịch, dịch vụ; từ đó giảm chi phí đầu vào, nâng cao giá thành sản phẩm, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Tháng 6 năm 2022, Bộ Chính trị đã có Kết luận về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể để bảo đảm số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống, đáp ứng nhu cầu của hoạt động sản xuất. Do đó, tại Hội nghị giao ban kết quả công tác tháng 11 và 11 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác tháng 12/2022 của Bộ NN-PTNT mới đây, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đã nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của công tác thủy lợi và giao nhiệm vụ thời gian tới, Tổng cục Thủy lợi cần đẩy nhanh tốc độ thực hiện nhiệm vụ trọng tâm kế hoạch hành động về an ninh nguồn nước và các vấn đề liên quan. Cụ thể hơn về nội dung này, mời quý vị cùng đến với những chia sẻ của Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp.

[Băng TT Hiệp] 9:08 – 12:03

“Liên quan đến lĩnh vực Thủy lợi….báo cáo rất sớm để chủ động.”

Phạm Hiếu

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 2/12/2022.

  Hôm nay, Thứ trưởng Phùng Đức dự Tiến Hội nghị bàn giải pháp phát triển ngành hàng rong biển

  Thứ trưởng Trần Thanh Nam có chuyến đi công tác.

  Trong khi đó, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Dự Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập VQG Cúc Phương.

Quỳnh Anh

Tự động

An ninh nguồn nước là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển đất nước

Cảnh báo không tự phát mở rộng diện tích sầu riêng, chanh leo; Vùng “Ngọt hóa Gò Công” chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang rau màu.

Xuân Hào

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Thủy sản ngày 17/5/2024: Tiêu hủy 444.000 con tôm giống chưa qua kiểm dịch
Thời sự

Tiêu hủy 444.000 con tôm giống chưa qua kiểm dịch; Năng nóng giảm, người nuôi tôm đồng loạt thả giống; Chủ động nguồn giống, phát triển thương hiệu cá Bỗng Hà Giang.

Bản tin Thủy sản ngày 17/5/2024: Tiêu hủy 444.000 con tôm giống chưa qua kiểm dịch
4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ
Thời sự

4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ; Nhiều loại sâu bệnh có thể phát sinh gây hại lúa xuân.

4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ