ASEAN tiến tới mục tiêu đi đầu trong quản lý thiên tai toàn cầu

Đông Nam Á được đánh giá là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và dự báo sẽ phải đối mặt với các đợt thiên tai ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, quản lý thiên tai là nội dung hợp tác được các quốc gia ASEAN chú trọng từ nhiều năm nay, thông qua nhiều công cụ và cơ chế phối hợp.

Quỳnh Anh - Quang Dũng  | 11:22 11/10/2023

ASEAN tiến tới mục tiêu đi đầu trong quản lý thiên tai toàn cầu

Tự động

ASEAN tiến tới mục tiêu đi đầu trong quản lý thiên tai toàn cầu

Quỳnh Anh – Quang Dũng

MC 1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Phòng chống thiên tai.

Thưa quý vị và bà con, Việt Nam - đất nước của “sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa” là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu, thường xuyên phải chống chịu nhiều loại thiên tai, nhất là bão, lũ, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn. Suốt hơn 30 năm qua, mỗi năm trung bình thiên tai làm khoảng 400 người chết và mất tích, thiệt hại về kinh tế khoảng 1-1,5% GDP. Không chỉ Việt Nam ta mà cả khu vực Đông Nam Á được đánh giá là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và dự báo sẽ phải đối mặt với các đợt thiên tai ngày càng gia tăng về tần suất và cường độ. Chính vì vậy, “Quản lý rủi ro thiên tai” là nội dung hợp tác được các quốc gia ASEAN chú trọng từ nhiều năm nay, thông qua nhiều công cụ và cơ chế phối hợp.

MC 2:

Thưa quý vị và bà con, trong những hợp tác của ASEAN về quản lý thiên tai, Việt Nam đã và đang thể hiện là một thành viên tích cực và có uy tín cao. Theo trình tự luân phiên giữa các quốc gia ASEAN, năm 2023, Việt Nam đảm nhận vị trí Chủ tịch Ủy ban ASEAN về Quản lý thiên tai – gọi tắt là ACDM, chủ trì tổ chức Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai lần thứ 11, các phiên họp thường niên của ACDM và tổ chức các hoạt động hưởng ứng với chủ đề “Từ ứng phó đến hành động sớm và tăng cường chống chịu - ASEAN tiến tới mục tiêu lãnh đạo toàn cầu trong quản lý thiên tai”. Chia sẻ về những hoạt động của Việt Nam với chủ đề của năm Chủ tịch này, ông Phạm Đức Luận, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ NN-PTNT cho biết, trước đây, Việt Nam thiệt hại trung bình mỗi năm là 1-1,5% GDP với 400 người chết vì thiên tai. Từ năm 2017 đến nay thiệt hại giảm 20%, năm 2022 chỉ thiệt hại trên 5.000 tỷ, 200 người chết. Trong 5 năm vừa qua, con số thiệt hại đã giảm nhiều nhờ chuyển từ bị động sang chủ động ứng phó.

Băng 1:

MC 2:

Đảm nhận vị trí Chủ tịch Ủy ban ASEAN về Quản lý thiên tai vừa là trọng trách và cũng là cơ hội để Việt Nam chủ động dẫn dắt, nâng cao vị thế, thể hiện vai trò trong hợp tác ASEAN về Quản lý thiên tai nói riêng và trong xây dựng Cộng đồng ASEAN, quan hệ giữa ASEAN và các đối tác nói chung. Bên cạnh đó, năm Chủ tịch 2023 cũng sẽ giúp Việt Nam tranh thủ kinh nghiệm, nguồn lực từ các đối tác và cộng đồng quốc tế cho công tác phòng, chống thiên tai của Việt Nam và góp phần tích cực vào việc xây dựng cộng đồng ASEAN có khả năng chống chịu với thiên tai, đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước và khu vực. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp chia sẻ về dấu ấn của Việt Nam tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai lần thứ 11 này.

Băng TT Hiệp 1

MC 2:

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, thời gian qua, ASEAN đã đạt được những kết quả thiết thực về tất cả các mặt của quá trình phòng, chống thiên tai, từ đánh giá và giám sát, phòng ngừa, ứng phó và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, đến tăng cường khả năng chống chịu thiên tai. Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai lần này, ngoài những tuyên bố, đánh giá về hoạt động quản lý thiên tai còn là dịp để các nước ASEAN cùng bàn bạc những hành động cụ thể trong giai đoạn tiếp theo trong quá trình giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

Băng TT Hiệp 2

MC 1:

Vâng thưa quý vị và bà con, trong nhiều thập kỷ qua, cộng đồng các nước ASEAN đã cùng nhau nỗ lực trong mọi hoạt động vì sự phát triển của khu vực và cả thế giới, “quản lý rủi ro thiên tai” với những “hành động sớm” đã giúp nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam ta giảm dần những thiệt hại và ngày càng chủ động trong công tác dự báp, phòng chống thiên tai. Hy vọng rằng, thông qua Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai lần thứ 11 cùng các hoạt động liên quan, với quyết tâm, cách làm khoa học, bài bản, sự hỗ trợ của các đối tác, bạn bè quốc tế, chúng ta sẽ vượt qua thách thức, xây dựng một cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh, tiến tới mục tiêu đi đầu trong quản lý thiên tai trên toàn cầu.

MC 2:

Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực Phòng chống thiên tai trên cả nước.

MC1: tin 1

Thưa quý vị và bà con, Phó Thủ tướng Lê Minh Kháivừa ký Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 cho các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ bổ sung 4.000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 cho các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thủ tướng nhấn mạnh, cần hoàn thành dự án trước ngày 31/12/2024, theo đúng quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan. Đặc biệt, không sử dụng vốn dự phòng ngân sách được bổ sung này trái mục đích, thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật, không được để xảy ra thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực.

Tùng Đinh

MC 2: tin 2

Cũng tại ĐBSCL, mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua trùng với thời điểm triều cường dâng cao nước trong các kênh rạch thông ra biển không rút được. Hiện đang ngay thời điểm người dân các huyện U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời… của tỉnh Cà Mau tiến hành trồng vụ lúa trên đất nuôi tôm nên nhiều nông hộ bị ảnh hưởng. Số liệu từ Ban Chỉ huy Phòng, Chống Thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn tỉnh Cà Mau, từ ngày 2 đến ngày 7/10, toàn tỉnh có hơn 22.000 ha lúa, hơn 170 ha rau màu và nhiều ha cây ăn trái bị ngập. Tại TP Cà Mau có trên 420 nhà dân và nhiều tuyến đường bị chìm trong nước. Ảnh hưởng bởi mưa lớn kéo dài và triều cường dâng cao còn làm nhiều tuyến lộ giao thông nông thôn, nhà dân ở một số khu vực nông thôn xảy ra tỉnh trạng ngập lụt cục bộ.

Kim Anh

MC 1: tin 3

Mưa lớn, lũ quét, sạt lở đấttừ ngày 6-8/10 vừa qua đã gây thiệt hại tại nhiều địa phương. Đáng chú ý, tại tỉnh Yên Bái có có 3 người chết do sạt lở đất trong những ngày này. Bên cạnh thiệt hại về người, tại Yên Bái ghi nhận 2 nhà dân bị sập hoàn toàn, trên 50 ngôi nhà bị ảnh hưởng, hư hại, trên 90ha lúa, hoa màu cùng nhiều diện tích cây công nghiệp bị ngập và hàng trăm con gia súc, gia cầm bị chết. Mưa lũ cũng gây sạt lở đất đá nhiều điểm đường giao thông trên cả nước với khối lượng đất đá trên 12.300m3, 2 cây cầu bị cuốn trôi, 3 ngầm tràn bị gãy sập. Hiện, cơ quan chức năng các địa phương đang tích cực chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả sau thiên tai.

Thanh Tiến

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phòng chống thiên tai của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

ASEAN tiến tới mục tiêu đi đầu trong quản lý thiên tai toàn cầu

Đông Nam Á được đánh giá là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và dự báo sẽ phải đối mặt với các đợt thiên tai ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, quản lý thiên tai là nội dung hợp tác được các quốc gia ASEAN chú trọng từ nhiều năm nay, thông qua nhiều công cụ và cơ chế phối hợp.

Quỳnh Anh - Quang Dũng

Tin liên quan

Các chương trình

Cần 'tinh tế' trong lựa chọn công nghệ chế biến rau quả
Thời sự

Lưu ý trong xây dựng cơ sở chế biến rau quả; Hơn 2.000 Hợp tác xã có sản phẩm OCOP; Chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm các vụ cháy rừng tại Sóc Sơn.

Cần 'tinh tế' trong lựa chọn công nghệ chế biến rau quả
Thời tiết nông vụ ngày 13/12/2024: Bắc bộ chìm trong rét 'ngọt'
Thời sự

Không khí lạnh tăng cường mang theo rét buốt ở nhiều khu vực của miền Bắc. Từ đêm nay 13/12, không khí lạnh được tăng cường thêm và ảnh hưởng đến Nam Trung Bộ.

Thời tiết nông vụ ngày 13/12/2024: Bắc bộ chìm trong rét 'ngọt'