Bản tin Khuyến nông ngày 3/11/2023: Hà Nội làm nông nghiệp quy mô lớn

Thực hiện dồn điền, đổi thửa hướng đến sản xuất quy mô lớn; Nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ Khuyến nông cho cán bộ nông nghiệp; Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để phát triển dược liệu bền vững; Nuôi rạm trong ao cho doanh thu gần 50 triệu đồng mỗi vụ.

Xuân Hào  | 09:22 03/11/2023

Bản tin Khuyến nông ngày 3/11/2023: Hà Nội làm nông nghiệp quy mô lớn

Tự động

Bản tin Khuyến nông ngày 3/11/2023: Hà Nội hướng tới sản xuất quy mô lớn

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Khuyến nông.

Thực hiện dồn điền, đổi thửa hướng đến sản xuất quy mô lớn

Thưa quý vị và bà con, thời gian qua, bà con nông dân tại Hà Nội đã tích cực dồn điền, đổi thửa tập trung ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp. Qua đó, không những đem lại hiệu quả kinh tế mà từng bước thay đổi tư duy hướng đến nền sản xuất quy mô lớn. Theo ông Nguyễn Xuân Đại, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội thì, thời gian qua, sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá đã từng bước làm thay đổi tư duy sản xuất, người dân đã được tiếp cận với sản xuất quy mô lớn, cơ cấu giống chủ yếu là giống chất lượng cao. Trong quá trình canh tác, ở hầu hết các địa phương đã quan tâm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao; tạo điều kiện để phát triển các chuỗi liên kết, chuỗi giá trị. Từ đó, định hướng người dân sản xuất theo hướng sản xuất chủ động và bền vững, phát huy thế mạnh của các vùng, miền, nâng cao chất lượng hàng hóa và hiệu quả kinh tế cao hơn so với việc sản xuất truyền thống trước đây.

Nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ Khuyến nông cho cán bộ nông nghiệp

Còn tại Nghệ An, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An thời gian vừa qua đã tiến hành tổ chức 9 lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ Khuyến nông cho cán bộ thú y, bảo vệ thực vật - Khuyến nông - Khuyến lâm - Khuyến ngư cấp xã thuộc các huyện trên địa bàn tỉnh Nghệ an. Với phương pháp tập huấn có sự tham gia, lấy người học làm trung tâm, giảng viên của lớp tập huấn là những người có trình độ chuyên môn, phương pháp pháp, kỹ năng giảng dạy tốt. Vừa học lý thuyết, vừa kết hợp với tham qua học hỏi kinh nghiệm tại thực tế. Các lớp học đã tạo ra được bầu khí sôi nổi, huy động sự tham gia tích cực của các học viên. Kết thúc lớp tập huấn, các học viên đều đánh giá cao chất lượng của lớp tập huấn, 100% học viên nắm vững kiến thức lý thuyết tại lớp, trên 90% học viên sẵn sàng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật của các trang trại vào thực tế sản xuất tại địa phương.

Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để phát triển dược liệu bền vững

Thưa bà con, tỉnh Lâm Đồng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nhiều loài cây dược liệu có giá trị, khí hậu được chia thành 3 vùng, mỗi vùng phù hợp cho phát triển một số loài khác nhau, tạo nên sự phong phú, đa dạng sản phẩm dược liệu của tỉnh. Đây là tiềm năng chính để phát triển nhiều loại dược liệu quý hiếm, đặc biệt là trên đất lâm nghiệp, trồng xen dưới tán rừng. Tuy vậy, để sản phẩm cây dược liệu có thể phát triển trong thời gian tới, cần triển khai đồng bộ các giải pháp như nâng cao năng lực sản xuất giống để giảm dần tỷ trọng nhập khẩu, áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và sản lượng thu hoạch, phát triển sản phẩm mới từ nguồn dược liệu của tỉnh, từ đó kết nối với các vùng trồng dược liệu để hình thành các chuỗi dược liệu giá trị cao, khép kín từ sản xuất đến chế biến thành phẩm, xây dựng nên các thương hiệu dược liệu đặc trưng của tỉnh. Gắn việc quy hoạch phát triển các loài cây dược liệu với các quy hoạch phát triển rừng, giao khoán quản lý bảo vệ rừng để thực hiện có hiệu quả việc bảo tồn và phát triển các loài dược liệu trong tự nhiên.

Nuôi rạm trong ao cho doanh thu gần 50 triệu đồng mỗi vụ

Trong những năm gần đây, lĩnh vực Chăn nuôi, Thủy sản tại tỉnh Thái Bình  đã có sự chuyển dịch đáng kể về quy mô cũng như các đối tượng nuôi. Một trong những địa phương làm tốt phong trào áp dụng khoa học kỹ thuật và các đối tượng nuôi mới vào thực tiễn sản xuất là Hợp tác xã chăn nuôi Đông Xuyên – huyện Tiền Hải. Nhận thấy thị trường của con rạm thương phẩm rất lớn và nguồn con giống sẵn có ở địa phương. Anh Phan Văn Quang thôn Quý Đức – xã Đông Xuyên đã cải tạo ao nuôi cá để thích hợp cho nuôi rạm. Anh sử dụng gạch men rẻ tiền cắm quanh ao để tránh thất thoát và trồng bè rau muống quanh bờ ao làm chỗ trú ẩn cho rạm. Sau 3 tháng nuôi thu được 327 kg rạm thương phẩm đạt doanh thu 49 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 19 triệu đồng. Anh Quang cho biết, nuôi con rạm thời gian ngắn, rủi ro thấp, nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương, công chăm sóc ít. Do vậy, anh sẽ mở rộng diện tích nuôi trong các năm tiếp theo.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức về lĩnh vực Khuyến nông của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Khuyến nông ngày 3/11/2023: Hà Nội làm nông nghiệp quy mô lớn

Thực hiện dồn điền, đổi thửa hướng đến sản xuất quy mô lớn; Nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ Khuyến nông cho cán bộ nông nghiệp; Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để phát triển dược liệu bền vững; Nuôi rạm trong ao cho doanh thu gần 50 triệu đồng mỗi vụ.

Xuân Hào

Tin liên quan

Các chương trình

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời sự

Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng
Thời sự

Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.

Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng