Nhiều mô hình sinh kế giúp bà con vùng cao 'giảm nghèo bền vững'
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xã Măng Cành, huyện Kon Plông đã hỗ trợ cây giống, vật nuôi và kỹ thuật nuôi trồng, tạo nhiều mô hình sinh kế giúp bà con ổn định cuộc sống.
Tuấn Anh | 09:21 02/11/2023
Nhiều mô hình sinh kế giúp bà con vùng cao giảm nghèo bền vững
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bàn con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình “Giảm nghèo bền vững.”
Thưa quý vị và bà con! Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, xã Măng Cành nói riêng và huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum nói chung đã dần “thay da đổi thịt”, cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi nội đồng được cải thiện. Đặc biệt, tại xã Măng Cành, từ ngày có đường giao thông thuận lợi, đời sống người dân cũng nhiều đổi thay. Bên cạnh đó, chính quyền nơi đây đã hỗ trợ cây giống vật nuôi và kỹ thuật nuôi trồng giúp bà con dần ổn định sinh kế. Ghi nhận của phóng viên Tuấn Anh tại tỉnh Kon Tum.
MC:
nhạc tây nguyên
Được cán bộ xã dẫn đến thăm gia đình anh A Vương (thôn Đăk Ne), chúng tôi không khỏi bất ngờ với sự chịu thương, chịu khó, tập trung phát triển kinh tế của gia đình anh. Trước đây, gia đình anh A Vương thuộc diện hộ nghèo, kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào cây lúa nước, cuộc sống rất khó khăn.
Vài năm trở lại đây, gia đình anh A Vương được chính quyền địa phương hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng chính sách để đầu tư sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó, chính quyền địa phương còn cử cán bộ xuống hướng dẫn gia đình anh về quy trình chăm sóc cây trồng, vật nuôi rất bài bản. Nhờ đó, gia đình anh A Vương từng bước áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc có hiệu quả hơn, năng suất cây trồng ngày càng tăng cao.
Băng 1: Phỏng vấn anh A Vương (thôn Đăk Ne):
Có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương như là vay vốn ngân hàng, rồi chính quyền địa phương hỗ trợ kỹ thuật trồng cây giống, vật nuôi. Sau đó, gia đình làm mô hình trồng các loại cây như cà phê, nuôi heo thả vườn. Nói chung, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho gia đình làm.
MC: Hiện tại, với 1,5ha cà phê, 4 sào trồng sâm đương quy cùng hàng chục con heo sinh sản, gia đình anh A Vương không còn nghèo khổ, đời sống kinh tế được nâng lên.
Tương tự, gia đình ông A Gừng (thôn Kon Kom) trước đây thuộc diện họ nghèo. Năm 2011, gia đình ông A Gừng được nhà nước hỗ trợ kinh phí để xây dựng nhà ở để ổn định cuộc sống. Nhờ an cư, gia đình ông A Gừng quyết tâm làm ăn, phát triển nương rẫy với cây khoai mì, lúa.
Niềm vui lại đến với gia đình ông A Gừng khi mới đây, ông tiếp tục được nhà nước hỗ trợ 17 con vịt xiêm để nuôi, kiếm thêm thu nhập. Nhận thấy đàn vịt phát triển tốt, gia đình A Gừng dự kiến mua thêm về nuôi.
Ông A Gừng cho biết, việc nhà nước hỗ trợ vịt xiêm thực sự rất ý nghĩa giúp gia đình có thêm thu nhập. Mong thời gian tới, nhà nước hộ trợ cho người dân thêm các loại cây trồng, vật nuôi mới để gia tăng sản xuất, từng bước thoát nghèo.
Ông Mai Xuân Mậu, Chủ tịch UBND xã Măng Cành cho biết, Chương trình Mục tiêu Quốc gia ngoài sự hỗ trợ về hạ tầng như điện, đường, trường, trạm, nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ sinh kế cho người dân.
Băng 2:
Thời gian trước, xã cũng đã tập trung hỗ trợ một số loại cây trồng như: Cây dược liệu đương quy, sâm dây, cà phê xứ lạnh… cùng vu nuôi như vịt xiêm, heo đồng bào… Chính nhờ sự hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia, đời sống kinh tế của người dân đã có những chuyển biến tích cực hơn so với các địa phương khác trên địa bàn huyện Kon Plông. Ông Mai Xuân Mậu, Chủ tịch UBND xã Măng Cành cho biết thêm:
Băng 3: Phỏng vấn ông Mai Xuân Mậu, Chủ tịch UBND xã Măng Cành:
Nói chung hiệu quả mang lại chắc chắn là có. Thì cũng là cái tiền đề để cho người dân tiếp cận những loại cây trồng và vật nuôi mới để bổ sung vô cái việc thay đổi, đa dạng hóa cơ cấu câu trồng vật nuôi trên địa bàn xã. Nó cũng góp phần vào việc phát triển kinh tế gia đình, cũng là mục tiêu để giảm nghèo.
MC: Thưa quý vị và bà con! Ngoài sự hỗ trợ người dân về cây trồng, vật nuôi, trong thời gian tới, xã Măng Cành định hướng sẽ tạo bước đột phá bằng việc hỗ trợ dự án trồng cây ăn quả. Đồng thời, hướng người dân phát triển theo chuỗi liên kết giá trị. Theo đó, người dân sẽ liên kết với HTX trồng cà phê thông qua hình thức hỗ trợ cây giống, phân bón và tiêu thụ sản phẩm. Với những định hướng bài bản, xã Măng Cành kỳ vọng trong thời gian tới sẽ tạo ra bước đột phá về phát triển kinh tế của địa phương, giúp người dân từng bước thoát nghèo, vườn lên làm giàu.
MC 2: Bây giờ mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin tức liên quan tới các hoạt động giảm nghèo trên cả nước.
MC 1: tin 1
Thưa quý vị và bà con, Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, các đại biểu vừa tiến hành thảo luận về việc triển khai thực hiện các 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Trong đó có chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025. Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cho hay, Chương trình gồm 7 dự án với 11 tiểu dự án, được thực hiện trên địa bàn cả nước và kết quả triển khai đã cơ bản bám sát mục tiêu “Thực hiện giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững”. Năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo ước giảm 1,1%. Tuy nhiên việc phân bổ ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình Giảm nghèo còn chậm. Việc phát huy quyền làm chủ, sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân vào công tác giảm nghèo còn chưa thực chất. Kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm chưa thực sự phản ánh đầy đủ các tác động của Chương trình.
MC 2: tin 2
UBND thành phố Sóc Trăng vừa tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố 10 tháng năm 2023. Theo đó, qua 2 năm thực hiện, 2 chương trình đã tạo sự chuyển biến trong nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, công chức, đảng viên, đoàn viên, hội viên trên địa bàn thành phố Sóc Trăng. Các đơn vị, cá nhân nêu cao trách nhiệm trong thực hiện công tác giảm nghèo, hạn chế tái nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản.
MC 1: tin 3
Tại tỉnh Tuyên Quang, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 19 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI, công tác đào tạo nghề ở tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều chuyển biến, góp phần giúp cho hàng vạn lượt lao động là đồng bào dân tộc thiểu số có tay nghề tham gia và các hoạt động lao động sản xuất, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Nổi bật tại xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương, Ông Dương Xuân Tuấn, Chủ tịch UBND xã cho biết, từ kiến thức sau khi được học, bà con xã Phúc Ứng phát triển hiệu quả với trên 400 mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi. Xã Phúc Ứng theo kế hoạch năm 2023 xẽ về đích nông thôn mới, tiêu chí thu nhập cũng đạt 48,2 triệu đồng, người/năm. Xã cơ bản khuyến khích chăn nuôi theo trang trại. Các hộ này đều được tham gia tập huấn các lớp dạy nghề.
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Giảm nghèo bền vững phát sóng trên Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.
Nhiều mô hình sinh kế giúp bà con vùng cao 'giảm nghèo bền vững'
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xã Măng Cành, huyện Kon Plông đã hỗ trợ cây giống, vật nuôi và kỹ thuật nuôi trồng, tạo nhiều mô hình sinh kế giúp bà con ổn định cuộc sống.
Tuấn Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Gìn giữ bản sắc từng ngôi làng để phát triển du lịch nông thôn; Trồng rừng bảo vệ nguồn nước, mang lại sinh kế cho bà con; Cá chết trắng mặt hồ rộng 36 ha.
Rét đậm, rét hại sẽ bao trùm khắp các tỉnh miền núi phía Bắc nên bà con cần chú ý giữ ấm để bảo vệ sức khỏe.