Bản tin Khuyến nông ngày 30 tháng 10 năm 2023

Hiệu quả nổi bật từ Chương trình cải tạo đàn bò; Đồng Nai thúc đẩy phát triển cơ giới hóa nông nghiệp; Nhiều nông dân tận dụng rơm rạ để sản xuất nông nghiệp tuần hoàn; Phát triển dược liệu gắn với du lịch sinh thái được thực hiện tại nhiều địa phương.

Xuân Hào  | 

Bản tin Khuyến nông ngày 30 tháng 10 năm 2023

Tự động

Bản tin Khuyến nông ngày 30 tháng 10 năm 2023

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Khuyến nông.

Thưa quý vị và bà con, chúng ta sẽ bắt đầu bản tin ngày hôm nay với chương trình cải tạo đàn bò của ngành Khuyến nông Quảng trị.

Hiệu quả nổi bật từ Chương trình cải tạo đàn bò

  Thưa bà con, Chương trình cải tạo đàn bò được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị thực hiện từ năm 1995 và triển khai liên tục từ đó đến nay. Trong những năm qua, kết quả thực hiện chương trình đã giúp các địa phương phát triển tốt đàn bò về năng suất, chất lượng và số lượng, đưa chăn nuôi bò trở thành chủ lực trong ngành chăn nuôi của tỉnh này. Nổi bật trong năm 2023 là mô hình “Chăn nuôi bò thịt thâm canh” được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị xây dựng tại xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong và xã Gio Châu, huyện Gio Linh. Mô hình chăn nuôi bò thịt thâm canh mang lại nhiều hiệu quả tích cực về kinh tế, xã hội, môi trường. Giúp chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động tại địa phương.

Đồng Nai thúc đẩy phát triển cơ giới hóa nông nghiệp

  Còn tại tỉnh Đồng Nai, thưa bà con, tỉnh này đang nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó, cơ chế, chính sách là bệ đỡ để thu hút, khuyến khích đầu tư. Cụ thể, Đồng Nai đẩy mạnh triển khai các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và các chính sách tín dụng hỗ trợ để phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản. Triển khai các chính sách khuyến công, khuyến nông hỗ trợ các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ cơ giới nông nghiệp. Phát triển xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản được cơ giới hóa đồng bộ tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.

         Nhiều nông dân tận dụng rơm rạ để sản xuất nông nghiệp tuần hoàn

Nhiều năm qua tại vùngĐBSCL, sau mỗi vụ thu hoạch lúa, rơm rạ thường bị người dân vứt đi hoặc đốt bỏ, không chỉ gây lãng phí mà còn ảnh hưởng xấu đến môi trường và hệ sinh thái. Tại tỉnh Hậu Giang, nhiều hộ dân đã tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch để sản xuất nông nghiệp theo mô hình kinh tế tuần hoàn. Mô hình giúp người dân phát triển kinh tế hiệu quả và đang được ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang khuyến khích phát triển, nhân rộng. Ngoài việc tận dụng rơm sau thu hoạch để trồng nấm rơm và làm phân hữu cơ thì rơm rạ còn được người dân tận dụng để nuôi bò và nuôi trùng quế bán thương phẩm và phục vụ nuôi thủy sản, góp phần cho một nền nông nghiệp xanh.

Phát triển dược liệu gắn với du lịch sinh thái được thực hiện tại nhiều địa phương

  Chúng ta đều biết rằng dược liệu là một thế mạnh của Việt Nam và có thể phát triển theo chuỗi giá trị gắn với du lịch sinh thái. Mô hình này vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu quý. Theo mô hình này, bà con nông dân trồng dược liệu trên những khu đất có cảnh quan đẹp, thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái. Khi thu hoạch dược liệu, bà con có thể tổ chức các tour du lịch tham quan, trải nghiệm, học tập về dược liệu. Mô hình này đã được triển khai ở một số địa phương, như tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Hòa Bình và tỉnh Thanh Hóa. Mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp bà con nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức về lĩnh vực Khuyến nông của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Khuyến nông ngày 30 tháng 10 năm 2023

Hiệu quả nổi bật từ Chương trình cải tạo đàn bò; Đồng Nai thúc đẩy phát triển cơ giới hóa nông nghiệp; Nhiều nông dân tận dụng rơm rạ để sản xuất nông nghiệp tuần hoàn; Phát triển dược liệu gắn với du lịch sinh thái được thực hiện tại nhiều địa phương.

Xuân Hào

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Thời sự

Nguồn vốn xã hội hóa để bảo vệ, trồng mới rừng chiếm hơn 40%; Quảng Bình lan tỏa mô hình trồng rừng gỗ lớn; Kiểm định chất lượng giống cây lâm nghiệp đạt 100%.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi
Thời sự

Mưa dông tàn phá cánh rừng hồi hàng chục năm tuổi; Trồng rừng, phục hồi rừng, giảm phát thải khí nhà kính; Người dân Yêu Bái chưa mạnh dạn trong trồng rừng gỗ lớn.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi