Bản tin Lâm nghiệp ngày 11/1/2024: Hơn 7.000 tấn gạo hỗ trợ bảo vệ rừng

Hơn 7.000 tấn gạo dự trữ hỗ trợ người dân bảo vệ, phát triển rừng; Yên Bái: Lượng cây giống quế tồn đọng hơn 70%; Bảo vệ rừng vùng đất ngập nước hồ Trị An.

Quỳnh Anh  | 13:30 11/01/2024

Bản tin Lâm nghiệp ngày 11/1/2024: Hơn 7.000 tấn gạo hỗ trợ bảo vệ rừng

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 11/1/2024: Hơn 7.000 tấn gạo hỗ trợ bảo vệ rừng

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Hơn 7.000 tấn gạo dự trữ hỗ trợ người dân bảo vệ và phát triển rừng

Thưa quý vị và bà con, theo Tổng cục Dự trữ Nhà nước, trong năm 2023, các cục dự trữ nhà nước khu vực phía Bắc đã thực hiện việc xuất cấp gần 7.300 tấn gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ người dân 3 tỉnh Thanh Hóa, Bắc Giang, Bắc Kạn thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng. Qua thực tiễn triển khai chính sách hỗ trợ gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các hộ nghèo để chăm sóc, bảo vệ rừng đã cho thấy, đây là một chủ trương đúng, mang lại lợi ích “kép”, vừa nâng cao diện tích, giá trị rừng, vừa tạo việc làm, tăng thu nhập và giải quyết tình trạng thiếu lương thực cho người dân vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, các đơn vị luôn coi đây là nhiệm vụ quan trọng, chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, gạo dự trữ quốc gia, phương tiện để tổ chức xuất cấp đúng đối tượng.

  • Yên Bái: Lượng cây giống quế tồn đọng hơn 70%

Đối với hoạt động phát triển giống cây lâm nghiệp, Yên Bái hiện là tỉnh có diện tích và sản lượng quế cao nhất cả nước với trên 80.000ha, sản lượng đạt hơn 28.000 tấn/năm. Giá trị thu nhập từ cây quế đạt trên 1.000 tỷ đồng/năm, chiếm gần 50% giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp của tỉnh. Diện tích quế được cấp chứng nhận hữu cơ trên địa bàn tỉnh đến nay đạt hơn 14.500ha. Tuy nhiên, từ năm 2022 đến nay, giá vỏ quế giảm mạnh, nhu cầu trồng rừng thấp ảnh hưởng đến thị trường cây giống. Giá cây con giảm, lượng cây giống quế tồn đọng hơn 70% tại các vườn ươm. Đặc biệt vấn đề lẫn giống, chất lượng sinh trưởng của rừng trồng không đồng đều, năng suất vỏ thấp, hàm lượng và chất lượng tinh dầu không cao đã xảy ra…

  • Tăng cường bảo vệ rừng đầu nguồn dịp Tết nguyên đán

Trong công tác bảo vệ rừng, Dịp cận Tết và Tết nguyên đán, tình trạng săn bắt, buôn bán động vật rừng, khai thác lâm sản trái phép tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp. Do đó, các lực lượng chức năng ở tỉnh Hà Tĩnh đang tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng đầu nguồn. Công tác quản lý, bảo vệ rừng dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán Giáp Thìn được ngành kiểm lâm, các chủ rừng, chính quyền các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh triển khai đồng bộ, quyết liệt. Tại những khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đầu nguồn được chú trọng tăng cường hơn nhằm kiểm soát, hạn chế nguy cơ xâm hại rừng. Địa phương tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền người dân thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ rừng, không lén lút vào rừng chặt phá lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép.

  • Bảo vệ rừng và tài nguyên thủy sản vùng đất ngập nước hồ Trị An

Còn tại Đồng Nai, theo thông tin tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện các quy chế phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, bảo vệ tài nguyên thủy sản vùng đất ngập nước nội địa hồ Trị An và giữ gìn an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn vùng giáp ranh năm 2023, phương hướng nhiệm vụ năm 2024, năm 2023, Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai đã làm tốt công tác bảo vệ rừng, giữ gìn an ninh trật tự khu vực và vùng giáp ranh. Song, công tác quản lý bảo rừng và vùng bán ngập còn những hạn chế. Trong đó có việc hơn 2,8 nghìn ha khu vực rừng đặc dụng giao khoán cho hộ sử dụng nhưng theo quy định mới không được khai thác cây trồng trên đất, số vụ vi phạm về sử dụng đất lâm nghiệp giao khoán, lấn chiếm đất bán ngập vẫn còn nhiều…

  • Nhiều chỉ tiêu về Lâm nghiệp của Điện Biên vượt kế hoạch giao

Cuối cùng là thông tin về kết quả hoạt động lĩnh vực lâm nghiệp năm 2023 của tỉnh Điện Biên, thưa quý vị, trong năm qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên đã tham mưu, chỉ đạo thực hiện hoàn thành 13/13 chỉ tiêu nhiệm vụ được Sở NN-PTNT giao, một số chỉ tiêu đạt vượt mức kế hoạch giao như: Trồng rừng tập trung đạt trên 370%, cây phân tán đạt trên 960%; tuần tra rừng đạt hơn 100%... Công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát của Chi cục được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc. Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm, quyết liệt trong điều tra, xử lý kịp thời, hiệu quả các vụ việc vi phạm pháp luật về lâm nghiệp. Trong năm, lực lượng kiểm lâm đã xử lý hơn 300 vụ, tịch thu gần 140m3 gỗ các loại. Tổng số tiền đã nộp ngân sách hơn 1,8 tỷ đồng.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 11/1/2024: Hơn 7.000 tấn gạo hỗ trợ bảo vệ rừng

Hơn 7.000 tấn gạo dự trữ hỗ trợ người dân bảo vệ, phát triển rừng; Yên Bái: Lượng cây giống quế tồn đọng hơn 70%; Bảo vệ rừng vùng đất ngập nước hồ Trị An.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh tại AgroViet 2024
Thời sự

Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh tại AgroViet 2024; Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên - Huế.

Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh tại AgroViet 2024
Thời tiết nông vụ ngày 21/11/2024: Miền Trung mưa lớn kéo dài, đề phòng ngập lụt
Thời sự

Từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Định có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100 - 250mm, có nơi cao hơn 350mm.

Thời tiết nông vụ ngày 21/11/2024: Miền Trung mưa lớn kéo dài, đề phòng ngập lụt