Bản tin Lâm nghiệp ngày 12/12/2023: Mục tiêu khôi phục 15% diện tích hệ sinh thái

Đặt mục tiêu khôi phục 15% diện tích hệ sinh thái bị suy thoái; Công bố kết quả điều tra bẫy ảnh lớn nhất Việt Nam; Quản lý, bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng.

Quỳnh Anh  | 15:56 12/12/2023

Bản tin Lâm nghiệp ngày 12/12/2023: Mục tiêu khôi phục 15% diện tích hệ sinh thái

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 12/12/2023: Mục tiêu khôi phục 15% diện tích hệ sinh thái

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Đặt mục tiêu khôi phục 15% diện tích hệ sinh thái bị suy thoái

Thưa quý vị và bà con, theo Cục Lâm nghiệp, Bộ NN-PTNT, trong năm nay, lực lượng kiểm lâm và chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng đã tổ chức trên 99.800 đợt tuần tra kiểm soát, truy quét tại rừng phát hiện, thu giữ và xử lý được hơn 890 vụ vi phạm các quy định pháp luật về lâm nghiệp. Cơ quan chức năng đã hỗ trợ hơn 1.200 thôn/bản vùng đệm với tổng kinh phí trên 51 tỷ đồng. Tổ chức trồng được 1.465ha rừng đặc dụng, tăng 130% so với năm 2022 và rừng phòng hộ là 3.485ha, giảm 5,7% so với năm ngoái. Trong năm 2024, Cục Lâm nghiệp đề ra nhiệm vụ sẽ khôi phục 15% diện tích hệ sinh thái bị suy thoái. Tiếp tục chỉ đạo và hỗ trợ các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ triển khai, áp dụng phần mềm SMART, đặt bẫy ảnh để quản lý thông tin tuần tra rừng và giám sát đa dạng sinh học…

  • Công bố kết quả điều tra bẫy ảnh lớn nhất Việt Nam

Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học vừa công bố kết quả điều tra bằng bẫy ảnh lớn nhất từ ​​trước đến nay tại Việt Nam. Để tiến hành điều tra, dự án đã thiết lập gần 1.180 điểm bẫy ảnh tại 21 khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. 120.000 hình động vật được chụp trong hàng triệu hình ảnh mà bẫy ảnh chụp được từ năm 2019-2023. Kết quả điều tra cho thấy quần thể của nhiều loài động vật rừng quan trọng không được ghi nhận và có thể đã suy giảm do việc bẫy bắt vẫn phổ biến nhưng mức độ phong phú loài và số lượng loài đặc hữu tương đối cao. Đợt điều tra thứ hai của dự án đang được tiến hành và sẽ được so sánh với kết quả ban đầu khi dự án kết thúc vào năm 2025.

  • Si Ma Cai quản lý, bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng

Trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, Huyện Si Ma Cai, tỉnh Là Cai hiện có hơn 10.860 ha rừng, trong đó có hơn 6.170 ha rừng tự nhiên, 4.690 ha rừng trồng. Để quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có và tiếp tục mở rộng diện tích rừng trồng, huyện đã kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình lâm nghiệp bền vững cấp huyện, cấp xã, duy trì tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng ở 59 thôn của 10 xã, thị trấn. Theo Hạt Kiểm lâm huyện Si Ma Cai, các tổ quản lý, bảo vệ rừng luôn phát huy tốt vai trò, trách nhiệm. Toàn bộ diện tích rừng trên địa bàn được bảo vệ tốt. Công tác trồng rừng hằng năm đạt nhiều kết quả, góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn huyện lên 43%, vượt chỉ tiêu đề ra. Huyện Si Ma Cai phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ tán che phủ rừng đạt 45%.

  • Hình thành vùng trồng dược liệu gắn với xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ

Với các đối tượng là cây dược liệu dưới tán rừng, thời gian qua, bên cạnh sự chủ động của người dân, các cấp, ngành chức năng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp hình thành và phát triển vùng trồng dược liệu, hướng đến xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đến nay, toàn tỉnh đã bước đầu hình thành vùng trồng dược liệu với tổng diện tích trên 780 ha. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã bước đầu hình thành liên kết sản xuất dược liệu giữa doanh nghiệp với các hộ dân trên địa bàn huyện Văn Lãng và Bắc Sơn. Thời gian tới, ngành nông nghiệp địa phương sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây dược liệu dưới tán rừng.

  • 100% hồ sơ trong lĩnh vực lâm nghiệp được giải quyết sớm và đúng hạn

Cuối cùng là thông tin về hoạt động giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, rrước những thách thức khi quản lý tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp lên đến hơn 359 nghìn ha nhưng biên chế kiểm lâm thiếu hụt, Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh lựa chọn ưu tiên con người thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng tại gốc. Đồng thời, tăng cường đưa công nghệ số vào cải cách hành chính nhằm tiết kiệm nguồn nhân lực. Từ đầu năm đến nay, các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp đều được Chi cục cập nhật, công bố, niêm yết công khai theo đúng quy định. Chi cục cũng thực hiện số hóa 100% bộ hồ sơ để trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công của tỉnh. Năm 2023, Tổng số hồ sơ thuộc lĩnh vực lâm nghiệp mà đơn vị đã tiếp nhận, xử lý là 112 bộ. Hiện 100% hồ sơ tiếp nhận đã giải quyết sớm và đúng hạn.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 12/12/2023: Mục tiêu khôi phục 15% diện tích hệ sinh thái

Đặt mục tiêu khôi phục 15% diện tích hệ sinh thái bị suy thoái; Công bố kết quả điều tra bẫy ảnh lớn nhất Việt Nam; Quản lý, bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời sự

Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng
Thời sự

Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.

Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng