Những khó khăn cần sớm vượt qua khi xã hội hóa trồng rừng

Xã hội hóa trồng rừng là giải pháp quan trọng để tiến gần tới mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững nhưng việc thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn.

Tùng Đinh  | 

Những khó khăn cần sớm vượt qua khi xã hội hóa trồng rừng

Tự động

Những khó khăn cần sớm vượt qua khi xã hội hóa trồng rừng

MC 1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Phát triển lâm nghiệp.

Thưa quý vị và bà con, xã hội hóa trồng rừng từ lâu đã được coi là giải pháp quan trọng để tiến gần tới mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, là hình thức huy động sự vào cuộc của mọi nguồn lực xã hội trong trồng mới, bảo vệ và phát triển rừng. Song, mặc dù đã trở thành một khái niệm quen thuộc, nhiều đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ và tham gia nhưng phải thừa nhận, công tác xã hội hóa rừng trồng vẫn còn đó nhiều khó khăn. Muốn rừng thêm xanh, cây thêm nhiều, hơn lúc nào hết, các cấp, các ngành, các địa phương phải chung tay, cùng nhau tháo gỡ những khó khăn này, để trồng rừng ngày càng nhận được sự hưởng ứng và thực sự trở thành một phong trào có ý nghĩa của xã hội. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, mời quý vị cùng đến với những ghi nhận sau của Nông nghiệp Radio.

MC 2:

Thưa quý vị, SUNTORY PEPSICO VIETNAM là một doanh nghiệp không có hoạt động sản xuất liên quan đến rừng nhưng đã và đang tham gia rất tích cực vào phong trào trồng rừng. Tuy nhiên, theo bà Ngô Nữ Huyền Trang, Trưởng phòng Đối ngoại của công ty, xuất phát từ việc muốn đóng góp trở lại cho xã hội nên một doanh nghiệp làm nước giải khát mới đi trồng rừng. Song, SUNTORY PEPSICO VIETNAM đang gặp phải những khó khăn lớn về vấn đề kỹ thuật, chuyên môn và nhiều vấn đề liên quan khác.

BĂNG 1

Trước những khó khăn về mặt thông tin như vậy, SUNTORY PEPSICO VIETNAM rất mong muốn có một cơ chế để tổng hợp thông tin, tình trạng về sự phát triển của rừng và những kết quả đạt được ở những mảnh rừng họ đã trồng. Như hiện nay, các thông tin chỉ đang nhỏ lẻ ở từng địa phương, thậm chí chỉ là từ những đơn vị quản lý rừng đơn lẻ trong từng địa phương. Nếu các thông tin này được tổng hợp và chia sẻ, các đơn vị như SUNTORY PEPSICO VIETNAM sẽ nắm rõ được đâu là nơi đang cần trồng thêm rừng và ở đó trồng loại cây gì là phù hợp. Điều này sẽ giúp cho nguồn lực của các đơn vị tham gia xã hội hóa được khai thác, sử dụng một cách hiệu quả nhất. Bà Ngô Nữ Huyền Trang chia sẻ thêm:

BĂNG 2

Cũng như SUNTORY PEPSICO VIETNAM, là một doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng gỗ, gắn liền với công tác sản xuất rừng, Công ty Cổ phần WOODSLAND cũng có những chia sẻ về khó khăn hiện nay, ông Hà Đăng Chỉnh, Trưởng phòng nguyên liệu gỗ, Công ty Cổ phần WOODSLAND cho biết, trước tiên, phải khẳng định WOODSLAND là đơn vị sản xuất nên những quyền lợi và trách nhiệm của công ty đều gắn liền với công tác trồng rừng. Tuy nhiên, trồng rừng lại không phải là chuyên môn chính của công ty, thay vào đó là việc thu mua, sử dụng các sản phẩm từ rừng sau khai thác. Do đó, những khó khăn của WOODSLAND cũng có phần khác biệt.

BĂNG 3

Những khó khăn trong công tác xã hội hóa rừng trồng được xác định nguyên nhân sâu xa là từ ban đầu người dân chưa hiểu được những lợi ích của việc trồng rừng hoặc những giấy tờ, thủ tục ban đầu khiến nhiều người hoài nghi về tính thực tế của chương trình, thậm chí là lo ngại về lừa đảo. Việc nâng cao hiểu biết hay thay đổi một quan niệm đã in hằn vào tiềm thức của bà con phải xuất phát từ những người ở gần bà con nhất, đó là các cán bộ thôn bản để giúp người dân tham gia mạnh mẽ hơn vào trồng rừng hay xây dựng chứng chỉ rừng bền vững FSC.

Ở góc độ một tổ chức xã hội, không có áp lực doanh số như WOODSLAND, không có áp lực xây dựng thương hiệu như SUNTORY PEPSICO VIETNAM nhưng Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia vẫn có những khó khăn của riêng mình.

Bà Đỗ Thị Thanh Huyền, Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của Gaia cho biết:

BĂNG 4

MC 1:

Thưa quý vị và bà con, ngoài những khó khăn mà các tổ chức, doanh nghiệp vừa đưa ra, công tác xã hội hóa rừng trồng hiện nay cũng gặp phải một số vướng mắc về mặt chính sách. Do đó, điều mà các đơn vị tham gia xã hội hóa trồng rừng mong muốn còn là một chính sách rõ ràng hơn để có thể huy động các nguồn lực cùng tham gia vào việc phát triển rừng, để từ đó tiến gần hơn tới mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, bảo vệ hệ sinh thái và đa dạng sinh học tại nước ta cũng như trên toàn cầu.

MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà concùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực lâm nghiệp.

MC 1: Tin 1

Thưa quý vị và con,

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có là nhiệm vụ quan trọng nhằm giữ gìn những “lá phổi xanh” cho Thủ đô. Thực hiện công tác phát triển rừng, từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã có hơn 34ha diện tích rừng được trồng mới. Còn trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2023 - 2024, Sở NN&PTNT Hà Nội cũng đang tiến hành sắp xếp và bổ sung lực lượng kiểm lâm địa bàn, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để bảo đảm tốt vai trò là lực nòng cốt trong quản lý bảo vệ rừng, vừa phòng chống cháy rừng vừa tham gia thực hiện các nhiệm vụ về giao đất, giao rừng, khuyến lâm.

MC 2: tin 2

Tuyên Quang là địa phương có hệ sinh cảnh vô cùng đa dạng. Trên địa bàn tỉnh có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên thuộc huyện Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên. Huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang cũng tiếp giáp với Vườn quốc gia Tam Đảo. Tại các khu rừng ở Tuyên Quang có khoảng hơn 2.000 loài động, thực vật, trong đó nhiều loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới. Để thực hiện tốt công tác quản lý rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, thời gian qua UBND tỉnh Tuyên Quang đã tích cực thực hiện các giải pháp khác nhau như phát triển rừng, bảo vệ rừng đặc dụng kết hợp với phát triển kinh tế rừng, du lịch sinh thái. Ngoài ra, Quang cũng gắn phát triển kinh tế với bảo vệ rừng. Nhiều người dân được giao đất trồng rừng mang lại thu nhập cho gia đình. Hiện toàn tỉnh Tuyên Quang có hơn 2000 tổ đội bảo vệ rừng với gần 20 nghìn thành viên. Đây là cánh tay nối dài hỗ trợ lực lượng kiểm lâm bảo vệ rừng.

MC 1: tin 3

Nhận thức rừng là nguồn tài nguyên quý, thời gian qua, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp bảo vệ rừng gắn với phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững. Trong đó, trọng tâm là tuyên truyền, vận động Nhân dân khai thác tiềm năng, lợi thế, đầu tư vốn phát triển rừng gỗ lớn, cung cấp gỗ nguyên liệu và các loại lâm sản khác phục vụ công nghiệp chế biến, xây dựng, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Để tiếp tục phát triển kinh tế lâm nghiệp hiệu quả, huyện Như Thanh đặt mục tiêu đến năm 2025 trồng mới rừng gỗ lớn, chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn, khoanh nuôi phục tráng rừng lim xanh với tổng diện tích hơn 8.000 ha. Đến tháng 12 này, địa phương đã trồng mới được hơn 3.780 ha rừng gỗ lớn, chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn được gần 450 ha, khoanh nuôi, phục tráng gần 93 ha rừng lim xanh.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phát triển lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

TÙNG ĐINH

Tự động

Những khó khăn cần sớm vượt qua khi xã hội hóa trồng rừng

Xã hội hóa trồng rừng là giải pháp quan trọng để tiến gần tới mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững nhưng việc thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn.

Tùng Đinh

Tin liên quan

Các chương trình

Tách thửa theo Luật Đất đai mới cần đảm bảo những yêu cầu gì?
Chính sách

Nông nghiệp Radio gửi đến quý vị những yêu cầu khi thực hiện tách thửa. Đây là những điểm mới được bổ sung trong Luật Đất đai 2024.

Tách thửa theo Luật Đất đai mới cần đảm bảo những yêu cầu gì?
Những đối tượng nào được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa?
Chính sách

Luật Đất đai năm 2024 đã cho phép mở rộng đối tượng và phạm vi tiếp cận đất nông nghiệp.

Những đối tượng nào được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa?