Bản tin Lâm nghiệp ngày 16/1/2024: Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển

Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu; Vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm dần; Quảng Trị phát triển trẩu thành cây lâm nghiệp giá trị cao.

Quỳnh Anh  | 14:15 16/01/2024

Bản tin Lâm nghiệp ngày 16/1/2024: Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 16/1/2024: Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu

Thưa quý vị và bà con, Trong Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩytăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030” đã được phê duyệt, Chính phủ yêu cầu ngành lâm nghiệp và các địa phương bảo vệ và sử dụng hiệu quả diện tích rừng vùng ven biển hiện có, trồng mới 20.000ha rừng, trồng bổ sung phục hồi và làm giàu rừng 15.000ha, tăng cường năng lực và phát triển sinh kế cho cộng đồng, người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển. Cùng với sự hưởng ứng tích cực của các địa phương, đề án đã thu hút được sự quan tâm các tổ chức quốc tế đầu tư, hỗ trợ phát triển rừng với nhiều dự án. Đến nay, đề án đã trồng mới được hơn 2.800ha, các địa phương cũng trồng bổ sung phục hồi và làm giàu rừng đạt gần 4.500ha.

  • Bảo vệ và phát triển hiệu quả rừng phòng hộ Đắk Mai

Cũng là hoạt động bảo vệ rừng phòng hộ nhưng là ở biên giới, Rừng phòng hộ Đắk Mai, tỉnh Bình Phước, do nằm trải dài trên tuyến biên giới huyện Bù Gia Mập và có khoảng 80 km tiếp giáp vườn rẫy, khu dân cư nên công tác bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn. Trong những năm qua, Ban quản lý rừng phòng hộ Đắk Mai đã triển khai nhiều biện pháp bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả, như: Móc ranh những địa phận giáp với đất của nhân dân, giao khoán cho cộng đồng bảo vệ rừng, tăng cường tuần tra, kiểm soát những điểm nóng. Vì vậy, đến nay, những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, những cụm gỗ quý như cẩm lai, gõ đỏ và các loại dược liệu quý vẫn được bảo vệ nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, rừng Đắk Mai còn có nhiều lợi thế phát triển du lịch sinh thái đang từng bước được khai thác.

  • Quảng Trị phát triển trẩu thành cây lâm nghiệp giá trị cao

Đối với hoạt động phát triển kinh tế lâm nghiệp, xác định, trẩu là loại cây đa tác dụng, vừa phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường rừng, vừa có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao, nhằm phát triển cây trẩu trở thành cây trồng lâm nghiệp gắn với sử dụng bền vững tài nguyên rừng, UBND tỉnh Quảng Trị đặt mục tiêu, trong giai đoạn 2023 - 2026, sẽ bảo vệ, duy trì ổn định, nâng cao chất lượng diện tích rừng trẩu hiện có, phấn đấu năng suất từ 3 tấn quả tươi/ha trở lên, giá trị thu nhập từ rừng trẩu tăng từ 20% trở lên. Đồng thời, trồng mới bình quân khoảng 500 ha/năm. Từ đó, hình thành vùng trẩu nguyên liệu tập trung khoảng 5.000 ha, đến năm 2030 sẽ hình thành vùng nguyên liệu tập trung khoảng 8.320 ha, hằng năm cung cấp 4.000 tấn hạt trẩu chất lượng cao.

  • Số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm dần qua các năm

Trong lĩnh vực xử lí vi phạm về luật lâm nghiệp, Theo Hạt Kiểm lâm Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, do diện tích rừng lớn, nhận thức của một bộ phận người dân chưa thực sự tốt, nguy cơ rừng bị xâm hại cao nên đơn vị đã thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các chủ rừng, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng khác để tuần tra, kiểm tra, kiểm soát hướng tới mục tiêu bảo vệ rừng tại gốc hiệu quả. Nhờ đó, các vi phạm lâm luật đã được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm, nhất là tình trạng sẻ phát rừng trái phép, khai thác và vận chuyển gỗ trái phép... Những năm gần đây, Hạt Kiểm lâm Hương Khê phát hiện, xử lý khoảng 90 – 100 vụ vi phạm/năm, riêng năm 2023 là 65 vụ, giảm 26 vụ so với năm 2022.

  • Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng

Tương tự, Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên có diện tích đất lâm nghiệp chiếm hơn 80% tổng diện tích tự nhiên. Vì thế, những năm qua, huyện luôn chú trọng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Chỉ tính riêng năm 2023, lực lượng chức năng huyện đã phát hiện, xử lý 52 vụ vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng (tăng 21 vụ so với năm 2022). Hành vi vi phạm chủ yếu là phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép. Trong đó, 6 vụ có dấu hiệu tội phạm đã được chuyển hồ sơ cho cơ quan Cảnh sát điều tra, 46 vụ xử lý hành chính, thu nộp ngân sách nhà nước trên 211 triệu đồng; tịch thu hơn 44 m3 gỗ quy tròn các loại và nhiều tang vật vi phạm...

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 16/1/2024: Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển

Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu; Vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm dần; Quảng Trị phát triển trẩu thành cây lâm nghiệp giá trị cao.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Gìn giữ bản sắc từng ngôi làng để phát triển du lịch nông thôn
Thời sự

Gìn giữ bản sắc từng ngôi làng để phát triển du lịch nông thôn; Trồng rừng bảo vệ nguồn nước, mang lại sinh kế cho bà con; Cá chết trắng mặt hồ rộng 36 ha.

Gìn giữ bản sắc từng ngôi làng để phát triển du lịch nông thôn
Thời tiết nông vụ ngày 12/12/2024: Miền Bắc rét tê tái, miền Trung mưa lớn
Thời sự

Rét đậm, rét hại sẽ bao trùm khắp các tỉnh miền núi phía Bắc nên bà con cần chú ý giữ ấm để bảo vệ sức khỏe.

Thời tiết nông vụ ngày 12/12/2024: Miền Bắc rét tê tái, miền Trung mưa lớn