Bản tin Lâm nghiệp ngày 17/5/2024: Châu chấu lưng vàng tàn phá rừng mét

Châu chấu lưng vàng tàn phá rừng mét ở Nghệ An; Tín chỉ carbon rừng, nhiều tiềm năng cũng nhiều thách thức; Chuyển mục đích sử dụng hơn 135ha rừng sản xuất.

Quỳnh Anh  | 10:22 17/05/2024

Bản tin Lâm nghiệp ngày 17/5/2024: Châu chấu lưng vàng tàn phá rừng mét

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 17/5/2024: Châu chấu lưng vàng tàn phá rừng mét

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Châu chấu lưng vàng tàn phá rừng mét

Thưa quý vị và bà con, thời gian qua, châu chấu lưng vàng phát sinh tàn phá rừng mét ở huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, nhiều diện tích đã bị ăn trụi lá. Theo người dân địa phương, ban đầu châu chấu được phát hiện nở trên rừng nứa, giang, bụi cỏ ở các đỉnh núi cao. Đến cuối tháng 4, chúng tiếp tục nở trên rừng tre, mét tại một số nơi với từng ổ co cụm theo đàn từ 2.000– 6.000 con/ổ. Đây là năm thứ 3 châu chấu lưng vàng gây hại trên rừng mét của Tân Kỳ. Dự báo thời gian tới, thời tiết rất thuận lợi cho châu chấu tiếp tục nở, sinh sôi phát triển, có thể lây lan ra diện rộng phá hoại cây mét và một số cây hoa màu. Huyện Tân Kỳ đã tổ chức phát thuốc cho người dân với lượng thuốc đủ phun trừ cho 100 ha mét và triển khai các biện pháp phòng trừ.

  • Tín chỉ carbon rừng, nhiều tiềm năng cũng nhiều thách thức

Về phát triển thị trường carbon, Theo kết quả kiểm kê rừng của ngành Lâm nghiệp đã được UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt, toàn tỉnh có khoảng gần 90.000 ha rừng tự nhiên có trữ lượng, đây là những diện tích rừng có thể hấp thụ CO2 nhiều nhất, với giá chuyển nhượng thị trường tự nguyện để bù trừ như vùng Bắc Trung Bộ đã bán là 5 USD/tấn thì Hà Giang có thể thu về khoảng trên 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, để đo đạc, tính toán, thẩm định và đưa được ra thị trường, tìm được đối tác mua lượng giảm phát thải này vẫn còn vô vàn khó khăn, thách thức như hiện nay đang thiếu khung pháp lý, hướng dẫn kỹ thuật quy định chi tiết về chuyển nhượng, chia sẻ lợi ích, xác định giá tín chỉ carbon rừng..

  • Chuyển đổi hơn 135ha rừng sản xuất sang mục đích khác để làm đường cao tốc

Trong lĩnh vực chuyển mục đích sử dụng rừng, UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định về việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án thành phần 2 thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột giai đoạn 1. Theo đó, tổng diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác để thực hiện Dự án thành phần 2 là hơn 135 ha rừng. UBND tỉnh Đắk Lắk giao Sở NN-PTNT phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan hướng dẫn thực hiện các trình tự, thủ tục về khai thác lâm sản theo đúng quy định. Đồng thời chỉ đạo thực hiện cập nhật diễn biến rừng đối với diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng nêu trên theo quy định.

  • Hơn 4.000 hộ dân của một huyện được giao đất, giao rừng

Trong lĩnh vực bảo vệ rừng, Huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ hiện có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên 30.000ha, chiếm hơn 70% diện tích tự nhiên của huyện. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quản lý, bảo vệ rừng, những năm gần đây, huyện Yên Lập đã cụ thể hóa các văn bản, hướng dẫn để triển khai công tác giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho người dân các dân tộc trên địa bàn. Hiện huyện đã giao đất, giao rừng cho trên 60 tổ bảo vệ rừng, hơn 4.000 hộ dân ở các xã quản lý, góp phần nâng cao chất lượng rừng và thu nhập cho người dân.

  • Xử lý dứt điểm vi phạm tại các điểm thu mua nguyên liệu gỗ rừng trồng tự phát

Với lĩnh vực thực thi pháp luật về lâm nghiệp, Tỉnh Thanh Hóa hiện có trên 100.000 ha rừng keo, chiếm trên 40% diện tích rừng trồng của toàn tỉnh. Thời điểm này, hoạt động thu mua và chế biến gỗ keo khá sôi động, dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Mặc dù các cấp, ngành địa phương đã tăng cường công tác thanh kiểm tra, nhưng vẫn chưa xử lý dứt điểm. Trước thực trạng này, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có công văn về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, xử lý các cơ sở thu mua, chế biến gỗ keo tự phát trên địa bàn. Giao ban Thường vụ Huyện ủy các địa phương có cơ sở chế biến gỗ keo khẩn trương làm rõ và xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, để các cơ sở thu mua, chế biến gỗ keo tự phát hoạt động trái phép.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 17/5/2024: Châu chấu lưng vàng tàn phá rừng mét

Châu chấu lưng vàng tàn phá rừng mét ở Nghệ An; Tín chỉ carbon rừng, nhiều tiềm năng cũng nhiều thách thức; Chuyển mục đích sử dụng hơn 135ha rừng sản xuất.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thu dịch vụ môi trường rừng năm 2024 ước đạt 3.700 tỷ đồng
Thời sự

Thu dịch vụ môi trường rừng năm 2024 ước đạt 3.700 tỷ đồng; Sắn Bình Định đạt năng suất cao nhưng giá thấp. Nông dân Cà Mau trúng mùa lúa trên đất nuôi tôm.

Thu dịch vụ môi trường rừng năm 2024 ước đạt 3.700 tỷ đồng
Thời tiết nông vụ ngày 25/12/2024: Bão số 10 gây mưa cho Nam Trung bộ
Thời sự

Từ Quảng Trị đến Khánh Hòa, bà con cần lưu ý vì ảnh hưởng từ bão số 10 có thể gây mưa lớn cục bộ, cùng với gió mạnh ở ven biển.

Thời tiết nông vụ ngày 25/12/2024: Bão số 10 gây mưa cho Nam Trung bộ