Bản tin Lâm nghiệp ngày 18/12/2023: Cấp phát 12.000 cây giống sâm Ngọc Linh

Cấp phát 12.000 cây giống sâm Ngọc Linh do Thủ tướng Chính phủ trao tặng; Quảng Bình nhận trên 82 tỷ đồng từ bán tín chỉ các bon.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Lâm nghiệp ngày 18/12/2023: Cấp phát 12.000 cây giống sâm Ngọc Linh

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 18/12/2023: Cấp phát 12.000 cây giống sâm Ngọc Linh

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Cấp phát 12.000 cây giống sâm Ngọc Linh do Thủ tướng Chính phủ trao tặng

Thưa quý vị và bà con, UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum vừa tổ chức cấp phát 12.000 cây giống sâm Ngọc Linh do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tặng cho 300 hộ nghèo của huyện. Trước đó, trong chuyến công tác tại tỉnh Kon Tum vào tháng 8 năm nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tặng 12.000 cây giống sâm sâm Ngọc Linh cho 300 hộ dân nghèo của huyện Tu Mơ Rông để phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo. Ngay sau đó, UBND huyện Tu Mơ Rông sàng lọc những hộ dân khó khăn nhất, đảm bảo tiêu chí theo đúng kỳ vọng đặt ra. Mặt khác, huyện cũng xây dựng các phương án để người dân trồng sâm Ngọc Linh hiệu quả nhất. Theo đó, huyện quyết định trồng sâm tập trung tại cánh rừng già ở Măng Ri.

  • Quảng Bình nhận trên 82 tỷ đồng từ bán tín chỉ các bon

Lần đầu tiên và bắt đầu từ năm nay, Quảng Bình cùng 5 tỉnh Bắc Trung bộ nhận được nguồn tiền từ dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng. Đây là khoản kinh phí lớn để góp phần nâng cao công tác quản lý, bảo vệ rừng và hỗ trợ phát triển sinh kế cho người dân sống gắn bó với rừng. Theo đó, Quảng Bình chuyển nhượng hơn 2,4 triệu tấn CO2 và được chi trả khoảng 235 tỷ đồng trong giai đoạn 2023-2025. Riêng năm nay, địa phương được nhận 82,4 tỷ đồng - cao thứ 2 trong 6 tỉnh của khu vực Bắc Trung Bộ. Trong số này, 80 tỷ đồng được dùng để chi trả cho các đối tượng hưởng lợi là chủ rừng, còn lại trích tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh. Diện tích được chi trả là gần 470.000 ha rừng tự nhiên.

  • Hơn 22 nghìn ha rừng được giao cho người dân Gia Lai quản lý, bảo vệ

Liên quan tới công tác giao khoán bảo vệ rừng, tại tỉnh Gia Lai, tổng nguồn vốn về phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp bền vững gắn bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 phân bổ cho các địa phương và đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh là gần 55,4 tỉ đồng. Số tiền được dùng để hỗ trợ các hoạt động khoán bảo vệ rừng cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã thuộc khu vực II, khu vực III. Đến nay, sau hơn 11 tháng thực hiện chương trình, 12/14 huyện và 14/18 chủ rừng trên địa bàn tỉnh đã thực hiện khoán bảo vệ rừng được gần 22 nghìn ha rừng, hỗ trợ bảo vệ được gần 3,4 nghìn ha rừng.

  • Ký cam kết bảo vệ rừng với trên 3.500 cá nhân, hộ gia đình

Còn ở huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu, từ đầu năm tới nay, chính quyền địa phương luôn tập trung tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn. Theo đó, UBND huyện Tân Uyên đã ban hành 39 văn bản chỉ đạo về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cùng phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp giúp người dân dễ dàng tiếp cận. Đồng thời, chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến pháp luật lâm nghiệp tới 10 xã, thị trấn, tổ dân phố và đặc biệt là ký cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng với trên 3.500 hộ gia đình, cá nhân sống gần rừng, ven rừng.

  • Cải cách để lâm nghiệp phát huy thế mạnh

Về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vựclâm nghiệp, Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang, trong năm 2023 Chi cục đã đề xuất Sở NN-PTNT trình cấp có thẩm quyền xem xét, bãi bỏ 4 văn bản ban hành quy hoạch ngành, lĩnh vực lâm nghiệp đã được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh sau khi Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030 được phê duyệt. Để thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, từ đầu năm đến nay ngành lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang đã tiếp nhận 32 hồ sơ thuộc lĩnh vực lâm nghiệp. Trong đó, số hồ sơ giải quyết trước thời hạn là 24 hồ sơ và 6 hồ sơ đang trong thời gian giải quyết. Trong năm 2023, Chi cục không có phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về thủ tục hành chính lĩnh vực lâm nghiệp.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 18/12/2023: Cấp phát 12.000 cây giống sâm Ngọc Linh

Cấp phát 12.000 cây giống sâm Ngọc Linh do Thủ tướng Chính phủ trao tặng; Quảng Bình nhận trên 82 tỷ đồng từ bán tín chỉ các bon.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 6/5/2024: Mưa giải nhiệt cho toàn quốc
Thời sự

Những ngày tới, Bắc bộ tiếp tục có mưa rào và giông vài nơi kèm nắng gián đoạn, chiều tối và đêm có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa to.

Thời tiết nông vụ ngày 6/5/2024: Mưa giải nhiệt cho toàn quốc
Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Thời sự

Thủ tướng yêu cầu tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì; Diện tích rừng nâng mức báo động ở Cà Mau có thể lên đến gần 40.000 ha.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì