Bản tin Lâm nghiệp ngày 19/3/2024: Hành động vì động vật hoang dã

Hành động vì động vật hoang dã; Tình trạng chặt phá lâm sản, cháy rừng ở huyện Sìn Hồ giảm cả 3 tiêu chí; Tất cả các khu rừng Hậu Giang nguy cơ cháy cao.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Lâm nghiệp ngày 19/3/2024: Hành động vì động vật hoang dã

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 19/3/2024: Hành động vì động vật hoang dã

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Hành động vì động vật hoang dã

Thưa quý vị và bà con, tại thành phố Huế, Dự án “Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC)”, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên - WWF Việt Nam và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa phối hợp tổ chức lễ phát động chiến dịch hành động vì động vật hoang dã với thông điệp “Con người có cặp, thú rừng có đôi; Ngừng ăn thịt thú, góp thiện cho đời”. Sự kiện thu hút gần 200 người gồm đại diện chính quyền địa phương, các ngành chức năng, doanh nghiệp liên quan và các bạn trẻ tham gia, đây là dịp mọi người cùng nhắc nhau sống thiện, hài hòa, có trách nhiệm với thiên nhiên và các loài hoang dã nhằm gìn giữ các giá trị đa dạng sinh học, cùng thực hiện cam kết quốc tế về bảo tồn.

  • Tình trạng chặt phá lâm sản, cháy rừng ở huyện Sìn Hồ giảm cả 3 tiêu chí

Liên quan tới việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Theo Ban quản lý Dự án rừng phòng hộ huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, diện tích rừng được UBND huyện giao cho 22 xã, thị trấn trên địa bàn là hơn 41.000ha, trong đó, diện tích đất có rừng là 22.000ha. Hơn 12 năm thực hiện, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã tác động vào nhiều mặt của cuộc sống người dân cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Một mặt giúp bà con cải thiện cuộc sống, mặt khác, họ nâng cao ý thức để bảo vệ rừng và cũng có trách nhiệm giữ màu xanh cho những cánh rừng. Do đó, tình trạng chặt phá lâm sản, cháy rừng ở huyện Sìn Hồ giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, diện tích và lâm sản bị thiệt hại.

  • Mô hình cộng đồng dân cư quản lý bảo vệ rừng được hưởng ứng sâu rộng

Còn tại Kon Tum, những năm gần đây, tỉnh Kon Tum triển khai mô hình cộng đồng dân cư quản lý bảo vệ rừng và giao cho hộ gia đình quản lý bảo vệ rừng. Qua thực hiện cho thấy mô hình này rất hiệu quả. Việc cộng đồng dân cư quản lý bảo vệ rừng đã gắn được với phong tục, tập quán địa phương. Người dân nâng cao nhận thức trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Đồng thời, họ được hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng từ diện tích tự bảo vệ, giúp có thêm nguồn thu, bảo đảm một phần nhu cầu cuộc sống. Từ đó, cộng đồng dân cư có thể thực hiện những công trình cộng đồng như tu sửa nhà rông, làm những công trình cộng đồng ở trong thôn, trong làng... nên người dân rất hưởng ứng.

  • Tỷ lệ che phủ rừng tỉnh Bắc Kạn đạt hơn 73%

Thưa quý vị, theo kết quả cập nhật diễn biến rừng năm 2023, tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh Bắc Kạn đạt 73,38%. Với kết quả này Bắc Kạn sẽ tiếp tục là một trong những tỉnh có tỷ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước. Năm 2023, diện tích đất có rừng tỉnh Bắc Kạn bao gồm cả rừng trồng chưa khép tán là hơn 374 nghìn ha. Tổng diện tích rừng bao gồm cả rừng trồng chưa đủ tiêu chí thành rừng tăng 430 ha so với năm 2022. Là tỉnh miền núi, kinh tế rừng là hướng phát triển chủ đạo của tỉnh Bắc Kạn, thu nhập từ trồng rừng mai lại hiệu quả cao cho người dân. Tỉnh Bắc Kạn cũng chú trọng phát triển công nghiệp chế biến gỗ, hiện nay đã có hàng chục nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu sang các thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật Bản.

  • Tất cả các khu rừng ở Hậu Giang nguy cơ cháy cao

Về hoạt động bảo vệ rừng, để chủ động triển khai có hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra trong mùa khô năm nay, Ban chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hậu Giang quyết định nâng cấp dự báo cháy rừng từ cấp I (cấp thấp) lên cấp III (cấp cao) trên tất cả các khu rừng trên địa bàn tỉnh, từ ngày 15/3. Lực lượng chức năng địa phương xác định có khoảng 1.600 ha rừng nằm trong khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy cần được bảo vệ nghiêm ngặt, tập trung tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, Công ty CP Nông nghiệp Mùa Xuân Hậu Giang, Khu Hòa An - Đại học Cần Thơ, Khu Di tích Căn cứ Tỉnh ủy, Công ty CP đầu tư Du lịch Miền Nam…

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 19/3/2024: Hành động vì động vật hoang dã

Hành động vì động vật hoang dã; Tình trạng chặt phá lâm sản, cháy rừng ở huyện Sìn Hồ giảm cả 3 tiêu chí; Tất cả các khu rừng Hậu Giang nguy cơ cháy cao.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Thủy sản ngày 26/4/2024: Người nuôi cá tra lỗ trên 200 triệu đồng/ha
Thời sự

Người nuôi cá tra lỗ trên 200 triệu đồng/ha; Xuất khẩu cá ngừ đối mặt nhiều thách thức; Nắng nóng gây thiệt hại hơn 370ha tôm nuôi.

Bản tin Thủy sản ngày 26/4/2024: Người nuôi cá tra lỗ trên 200 triệu đồng/ha
Tập trung giải quyết 4 hình thái thiên tai cho ĐBSCL trong 'kỷ nguyên hạn mặn'
Thời sự

Tập trung giải quyết 4 hình thái thiên tai cho ĐBSCL trong 'kỷ nguyên hạn mặn'; Đánh giá chất lượng xây dựng nông thôn mới tại các địa phương; Mưa đá gây thiệt hại lớn.

Tập trung giải quyết 4 hình thái thiên tai cho ĐBSCL trong 'kỷ nguyên hạn mặn'