Bản tin Lâm nghiệp ngày 19/4/2024: Chi phí trả tín chỉ carbon rừng tăng 10%/năm

Chi phí chi trả cho tín chỉ carbon rừng tăng 10%/năm; Tuy An: Bổ sung các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng Trồng mới gấp 10 lần diện tích rừng bị mất.

Quỳnh Anh  | 16:03 19/04/2024

Bản tin Lâm nghiệp ngày 19/4/2024: Chi phí trả tín chỉ carbon rừng tăng 10%/năm

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 19/4/2024: Chi phí chi trả tín chỉ carbon rừng tăng 10%/năm

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Chi phí chi trả cho tín chỉ carbon rừng tăng 10%/năm

Thưa quý vị và bà con, Tại tọa đàm “Tài chính carbon và cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam” mới đây, đại diện của Ngân hàng thế giới cho biết, thông qua Cơ chế giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng, một số tổ chức quốc tế ký kết với chính quyền địa phương hoặc quốc gia để chi trả tài chính nhằm hạn chế nạn phá rừng và phục hồi rừng. Tổng giá trị của thị trường carbon từ rừng trên toàn thế giới được chi trả năm 2023 đạt xấp xỉ 2 tỷ USD và tất cả đều thông qua Cơ chế này. Trong vòng 3 năm gần đây, chi phí chi trả cho tín chỉ hấp thụ carbon rừng đều tăng trưởng 10%/năm. Dự kiến đến năm 2030, tổng giao dịch tín chỉ hấp thụ carbon từ rừng trên toàn cầu sẽ đạt khoảng 20 tỷ USD, gấp 10 lần so với năm 2021.

  • Tuy An: Bổ sung các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng

Về hoạt động bảo vệ rừng mùa khô, Hạt Kiểm lâm huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên vừa xác định và bổ sung các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong năm 2024. Trong đó, cấp cháy cấp II - cấp trung bình có 19 vùng với diện tích trên 4.400 ha; cấp cháy cấp III - cấp cao có 15 vùng, với diện tích trên 3.800ha; cấp cháy cấp IV - cấp nguy hiểm có 6 vùng, diện tích trên 1.400ha; cấp cháy cấp V - cấp cực kỳ nguy hiểm có 1 vùng với diện tích trên 900ha. Đơn vị cũng xác định các khu vực thường xảy ra tình trạng chặt phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép tại các xã An Xuân, An Lĩnh, An Thọ, An Dân, An Định, An Hiệp và thị trấn Chí Thạnh.

  • Trà Vinh mỗi năm trồng mới gấp 10 lần diện tích rừng bị mất

Trong lĩnh vực trồng rừng, Theo thống kê, mỗi năm tỉnh Trà Vinh có khoảng 15ha rừng phòng hộ bị mất đi do sạt lở, ước tính thiệt hại hàng tỷ đồng. Dự báo, tình trạng sạt lở bờ biển có chiều hướng tăng dần bởi tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt. Theo Sở NN-PTNT  Trà Vinh, để bù diện tích rừng đã mất, địa phương đặt chỉ tiêu hàng năm trồng mới 150ha rừng, nâng tỷ lệ rừng che phủ lên 4,5% cho đến năm 2025. Hiện nay, một doanh nghiệp trên địa bàn đã cam kết trồng thêm khoảng 6.000ha rừng ven biển giai đoạn từ năm 2021-2025. Và mới đây, một công ty từ Hàn Quốc cũng đã tài trợ tổng kinh phí 4 tỷ đồng để góp phần khôi phục rừng ven biển tại Trà Vinh.

  • Hiệu quả trong quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh

Với hoạt động bảo vệ rừng, Tổng diện tích vùng giáp ranh của tỉnh Lào Cai với các tỉnh Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang là gần 209.500 ha; diện tích đất có rừng khu vực giáp ranh là hơn 143.100 ha, phần lớn diện tích là rừng giàu, có nhiều loài cây gỗ quý như pơ mu, dổi, sến, táu mật… Để ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp, hằng năm,Chi cục Kiểm lâmLào Cai đã phối hợp với đơn vị đồng cấp của các tỉnh rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy chế ký kết; xây dựng kế hoạch phối hợp quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng vùng giáp ranh. Năm 2023, lực lượng kiểm lâm các địa phương giáp ranh đã phát hiện và tham mưu xử lý 9 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, giảm 12 vụ so với 2022.

  • Huế phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Thưa quý vị, tiếp tụcphát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, TP. Huế đang triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản... trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường. Bên cạnh Quản lý, bảo vệ rừng, công tác bảo tồn thiên nhiên cũng được Hạt Kiểm lâm thành phố chú trọng, trong đó việc quản lý trại nuôi động vật rừng; tiếp nhận, cứu hộ động vật rừng thường xuyên triển khai. Năm 2023, đơn vị đã tiếp nhận 35 vụ với 44 cá thể động vật hoang dã do 34 cá nhân và 1 tổ chức tự nguyện giao nộp.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 19/4/2024: Chi phí trả tín chỉ carbon rừng tăng 10%/năm

Chi phí chi trả cho tín chỉ carbon rừng tăng 10%/năm; Tuy An: Bổ sung các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng Trồng mới gấp 10 lần diện tích rừng bị mất.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời sự

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ
Thời sự

Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.

Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ