Bản tin Lâm nghiệp ngày 2/8/2024: Khó khăn chính trong kinh doanh tín chỉ carbon rừng

Khó khăn chính trong đầu tư, kinh doanh tín chỉ carbon rừng; Chủ rừng còn lo ngại về đầu ra của gỗ có chứng chỉ; Lâm Đồng phát hiện 90 vụ vi phạm lâm luật.

Quỳnh Anh  | 15:39 02/08/2024

Bản tin Lâm nghiệp ngày 2/8/2024: Khó khăn chính trong kinh doanh tín chỉ carbon rừng

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 2/8/2024: Khó khăn chính trong kinh doanh tín chỉ carbon rừng

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp

  • Khó khăn chính trong đầu tư, kinh doanh tín chỉ carbon rừng

Thưa quý vị và bà con, theo Cục Lâm nghiệp, nhận thấy tiềm năng từ tín chỉ carbon rừng, một số tỉnh đã đề xuất xây dựng và triển khai đề án thí điểm đầu tư, kinh doanh tín chỉ carbon. Tuy nhiên, đến nay các tỉnh này đều chưa thực hiện được. Có 4 khó khăn chính mà các tỉnh đang vấp phải gồm vấn đề thiếu quy định, hướng dẫn chi tiết để triển khai. Hạn ngạch giảm phát thải đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu NDC và tiềm năng tín chỉ carbon rừng có thể thương mại của từng địa phương chưa được xác định, phân bổ. Thông tin, nhận thức của nhiều bên liên quan đến dịch vụ carbon rừng còn hạn chế. Đặc biệt, tiêu chuẩn carbon rừng và hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định, cấp tín chỉ để áp dụng cho thị trường carbon trong nước chưa được xây dựng.

  • Thái Nguyên có hơn 3.700ha rừng FSC

Với hoạt động phát triển rừng bền vững, nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC, thời gian qua tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với các cơ quan liên quan tích cực triển khai cấp chứng chỉ rừng bền vững trên địa bàn, bước đầu đã mang lại những tín hiệu khả quan. Theo đó, với những lợi ích mà chứng chỉ FSC mang lại, đa số các chủ rừng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã đồng loạt hưởng ứng tham gia triển khai thực hiện. Đến nay tổng diện tích được cấp chứng chỉ rừng FSCtrên địa bàn tỉnh là hơn 3.700 ha. Theo Chi Cục Kiểm lâm Thái Nguyên, rừng FSC sẽ mang lại lợi ích lâu dài, đảm bảo hệ sinh thái của rừng trồng và được doanh nghiệp cam kết bao tiêu sản phẩm gỗ cao hơn giá thị trường.

  • Chủ rừng còn lo ngại về đầu ra của gỗ có chứng chỉ

Còn tại Thừa Thiên Huế, Theo số liệu thống kê từ cơ quan chức năng tỉnh này, đến nay tổng diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn ở địa phương khoảng hơn 12.400ha.Diện tích này chỉ đạt khoảng 24% so với tổng diện tích 50.000ha rừng trồng quy hoạch sản xuất. Đây là tiềm năng rất lớn trong việc mở rộng diện tích rừng trồng gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Tuy nhiên, việc phát triển rừng trồng gỗ lớn, đặc biệt là rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC đang gặp nhiều trở ngại. Trong đó, khó khăn lớn nhất là hiện nay phần lớn các chủ rừng tham gia vào trồng rừng chưa nhận thức hoặc chưa thấy rõ lợi ích từ việc được cấp chứng chỉ rừng, và còn lo ngại về đầu ra của gỗ có chứng chỉ rừng.

  • Huy động vốn xã hội quá thực hiện đề án trồng 1 tỷ cây xanh

Trong lĩnh vực trồng rừng, Sau hơn 3 năm triển khai hưởng ứng Đề án 'Trồng 1 tỷ cây xanh' của Thủ tướng Chính phủ, các cấp, ngành chức năng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã tập trung triển khai trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán và đạt được kết quả tích cực. Cụ thể, trong giai đoạn 2021 – 2025, Lạng Sơn đặt mục tiêu trồng rừng tập trung là trên 39.000 ha và trồng trên 10,7 triệu cây phân tán. Giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh đã trồng được trên 26 triệu cây bao gồm cả cây phân tán và rừng trồng tập trung. Trong 6 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh đã trồng được 2 triệu cây xanh. Đặc biệt, Theo số liệu của Sở NN&PTNT, trong giai đoạn 2021 – 2023, tỉnh đã huy động nguồn vốn trên 280 tỷ đồng từ ngân sách, vốn ODA, xã hội hóa để thực hiện đề án. Trong đó, nguồn xã hội hóa chiếm gần 270 tỷ đồng.

  • Lâm Đồng phát hiện 90 vụ vi phạm luật lâm nghiệp

Về hoạt động thực thi pháp luật lâm nghiệp, Trong 7 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh Lâm Đồng phát hiện 90 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, trong đó 74 vụ đã xác định được đối tượng vi phạm, diện tích thiệt hại do phá rừng hơn 6 ha; khối lượng lâm sản thiệt hại là trên 600 m3 gỗ các loại và 9.670 cây lồ ô. Tổng số vụ vi phạm đã xử lý 79 vụ. Trong đó: xử lý hành chính 63 vụ, chuyển xử lý hình sự 16 vụ; tịch thu 119 m3 gỗ tròn/gỗ xẻ các loại. Cũng trong 7 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh phát hiện 11 vụ vi phạm phức tạp, nổi cộm xảy ra, giảm 6 vụ so với cùng kỳ. Riêng trong tháng 7, phát hiện 17 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp trong đó 4 vụ việc phức tạp, nổi cộm xảy ra.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 2/8/2024: Khó khăn chính trong kinh doanh tín chỉ carbon rừng

Khó khăn chính trong đầu tư, kinh doanh tín chỉ carbon rừng; Chủ rừng còn lo ngại về đầu ra của gỗ có chứng chỉ; Lâm Đồng phát hiện 90 vụ vi phạm lâm luật.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời sự

Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng
Thời sự

Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.

Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng