Bản tin Lâm nghiệp ngày 1/8/2024: Tháo gỡ khó khăn về quy chế quản lý rừng

Tháo gỡ khó khăn về quy chế quản lý rừng; Diện tích rừng bị thiệt hại giảm đáng kể nhờ quản lý bằng công nghệ số; Hiệu quả trong chuyển hóa rừng gỗ lớn.

Quỳnh Anh  | 15:40 01/08/2024

Bản tin Lâm nghiệp ngày 1/8/2024: Tháo gỡ khó khăn về quy chế quản lý rừng

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 1/8/2024: Tháo gỡ khó khăn về quy chế quản lý rừng

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp

  • Tháo gỡ khó khăn về quy chế quản lý rừng

Thưa quý vị và bà con, hôm qua, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai phổ biến pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp nhằm tháo gỡ vướng mắc tại Nghị định số 91 năm 2024 của Chính phủ. Theo thông tin tại hội nghị, Hiện nay, ngành lâm nghiệp cả nước đã được Quốc hội quy hoạch với tổng diện tích đất là 15,85 triệu ha. Để quản lý, khai thác đúng mục đích, đạt hiệu quả cao diện tích này, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành 65 văn bản quy phạm pháp luật đối với lĩnh vực lâm nghiệp. Với Nghị định 91, nội dung mới của Nghị định gồm 7 vấn đề chính. Việc sửa đổi, bổ sung Nghị định này đã dựa trên quy định của Luật Lâm nghiệp và bất cập từ thực tiễn để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với các pháp luật của Việt Nam cũng như có thể tháo gỡ khó khăn trong thủ tục hành chính và quy chế quản lí rừng.

  • Diện tích rừng bị thiệt hại giảm đáng kể nhờ quản lý bằng công nghệ số

Trong lĩnh vực bảo vệ rừng, Với diện tích đất lâm nghiệp chiếm trên 67% tổng diện tích đất tự nhiên, thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Điển hình, trong công tác quản lý diện tích rừng và đất lâm nghiệp, ngành kiểm lâm đã áp dụng các ứng dụng chuyên ngành FRMS, phần mềm theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android với các tính năng đo đạc, hỗ trợ kiểm tra thực địa áp dụng cho lĩnh vực lâm nghiệp. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã phát hiện, ngăn chặn sớm nhiều vụ lấn chiếm, phá rừng trái pháp luật, diện tích rừng bị thiệt hại do lấn chiếm rừng, phá rừng trái pháp luật đã giảm đáng kể.

  • Quảng Trị thành công trong chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn

Về hoạt động phát triển rừng gỗ lớn, Từ năm 2014, với sự hỗ trợ từ Tổng cục Lâm nghiệp, nay là Cục Lâm nghiệp, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, tỉnh Quảng Trị đã triển khai xây dựng thành công nhiều mô hình trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Đến nay, diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn và chuyển hóa từ gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã đạt gần 18.050ha. Bên cạnh đó, tỉnh đã thiết lập được chuỗi liên kết tiêu thụ gỗ rừng trồng có chứng chỉ FSC giữa các chủ rừng với doanh nghiệp có chứng chỉ CoC. Các doanh nghiệp đã ký cam kết bao tiêu toàn bộ sản lượng gỗ có chứng chỉ của Hội FSC Quảng Trị nói chung và các HTX nói riêng với giá cao hơn giá gỗ không có chứng chỉ từ 10 - 12%.

  • Lồng ghép việc thực hiện Đề án trồng 1 tỷ cây xanh với tuyên truyền về lâm nghiệp

Trong lĩnh vực trồng rừng, Theo Hạt Kiểm lâm huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, từ năm 2022 đến nay, đơn vị đã tham mưu UBND huyện kêu gọi các tổ chức, cơ quan, đơn vị trên địa bàn hưởng ứng các phong trào như “Tết trồng cây”, chương trình “Trồng 1 tỷ cây xanh”, tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng, tổ chức trồng cây phân tán.... Bên cạnh đó, Hạt Kiểm lâm huyện đã lồng ghép nội dung thực hiện đề án vào các cuộc tuyên truyền, tập huấn hằng năm. Đơn cử trong 6 tháng đầu năm 2024, đơn vị đã triển khai 8 cuộc tuyên truyền bằng nhiều hình thức cho khoảng 500 lượt người. Đến nay, các cơ quan, đơn vị và người dân trên địa bàn huyện Hữu Lũng đã thực hiện trồng gần 900.000 cây xanh các loại.

  • Nhiều tiềm năng từ rừng FSC

Thưa quý vị, Nhằm góp phần thay đổi tập quán khai thác keo non của một bộ phận người dân, tỉnh Hà Tĩnh đã khuyến khích bà con tham gia phát triển rừng gỗ lớn đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế FSC của châu Âu. Việc phát triển rừng theo tiêu chuẩn FSC đang mở ra nhiều tiềm năng trong việc thương mại hóa tín chỉ carbon tại địa phương. Tại công ty Lâm nghiệp và dịch vụ Hương Sơn, doanh nghiệp hiện đang quản lý hơn 19.800ha rừng FSC trên toàn bộ diện tích rừng tự nhiên.  Uớc tính mỗi năm trữ lượng cô lập và lưu giữ các bon đạt khoảng 150 nghìn tấn, nếu bán với giá thấp nhất 5USD/tấn, chủ rừng có thể thu về khoảng 18 tỷ đồng. Đây là nguồn lực rất lớn phục vụ cho việc tái bảo vệ, phát triển rừng ngày càng bền vững hơn.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 1/8/2024: Tháo gỡ khó khăn về quy chế quản lý rừng

Tháo gỡ khó khăn về quy chế quản lý rừng; Diện tích rừng bị thiệt hại giảm đáng kể nhờ quản lý bằng công nghệ số; Hiệu quả trong chuyển hóa rừng gỗ lớn.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời sự

Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng
Thời sự

Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.

Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng