Bản tin Lâm nghiệp ngày 2 tháng 11 năm 2023

Ra mắt tổ công tác đa bên về phục hồi và phát triển rừng tại Đakrông; Thanh Hóa ban hành Kế hoạch triển khai thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính; Giao hơn 1.600ha rừng cho người dân quản lý; Bà con sống gần rừng được ổn định sinh kế; Người dân có thu nhập ổn định nhờ trồng rừng.

Quỳnh Anh  | 13:26 02/11/2023

Bản tin Lâm nghiệp ngày 2 tháng 11 năm 2023

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 2 tháng 11 năm 2023

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Ra mắt tổ công tác đa bên về phục hồi và phát triển rừng tại Đakrông

Thưa quý vị và bà con, Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, tỉnh Quảng Trị vừa ra mắt tổ công tác đa bên về phục hồi và phát triển rừng bền vững với 22 thành viên. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn Đa dạng sinh học do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tài trợ, Hợp phần "Bảo tồn đa dạng sinh học"  do tổ chức quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam thực hiện. Dự án cũng hỗ trợ thành lập các mô hình quản lý hợp tác thí điểm tương tự tại một số khu bảo tồn trong danh sách 21 khu rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thuộc vùng dự án tại Việt Nam. 22 thành viên trong Ban công tác đa bên bao gồm đại diện từ UBND các xã trong khu vực, đại diện Hội Liên hiệp phụ nữ các xã và đặc biệt có sự tham gia của các trưởng thôn.

  • Thanh Hóa ban hành Kế hoạch triển khai thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính

Thông tin về việc thực hiện thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùngBắc Trung Bộ, Thưa quý vị, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch triển khai thỏa thuận này tại Thanh Hóa. Nội dung chi trả được thực hiện theo quy định của Chính phủ, gồm các nhóm hoạt động: Hỗ trợ các hoạt động lâm nghiệp để giảm phát thải khí nhà kính, hoạt động đóng góp trực tiếp cho giảm phát thải khí nhà kính, hoạt động hỗ trợ phát triển sinh kế và hoạt động quản lý. Quỹ bảo vệ, phát triển rừng và phòng chống thiên tai tỉnh trích kinh phí quản lý và kinh phí cho các hoạt động khác tối đa 10% tổng số tiền được điều phối, lãi tiền gửi - nếu có, số còn lại chi trả cho chủ rừng, UBND cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng tự nhiên theo quy định.

  • Giao hơn 1.600ha rừng cho người dân quản lý

Trong công tác bảo vệ rừng, việc giao khoán diện tích rừng cho người dân quản lý đang trở nên phổ biến và đạt nhiều hiệu quả ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Tại tỉnh Quảng Nam, trong 5 năm tới, bắt đầu từ tháng 11 này, hơn 1.600ha rừng tự nhiên tại hai xã Trà Nú và Trà Kót, huyện Bắc Trà My được giao cho cộng đồng dân cư sở tại quản lý bảo vệ, kinh phí thực hiện hơn 5 tỷ đồng từ ngân sách trung ương và địa phương giao hằng năm. Kế hoạch này nhằm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, giai đoạn 2021 - 2030 và ngân sách tỉnh hỗ trợ quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên ngoài lưu vực thủy điện, giai đoạn 2023 - 2025.

  • Bà con sống gần rừng được ổn định sinh kế

Tương tự tại cực Bắc của tổ quốc, nhận thức được tầm quan trọng của rừng, thời gian qua cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Tân Trịnh, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã nỗ lực làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng để rừng luôn phát triển xanh tốt, công sức giữ rừng cũng đem lại nguồn thu nhập đáng kể, góp phần thực hiện hóa mục tiêu giảm nghèo và phát triển KT - XH tại địa phương. Xã Tân Trịnh có tổng diện tích rừng tự nhiên gần 5.200 ha. Năm 2022, tiền chi cho công tác quản lý bảo vệ rừng theo kế hoạch của UBND xã là 130 triệu đồng, chi khoán dịch vụ môi trường rừng cho cộng đồng các thôn là 145 triệu đồng và chi cho 417 hộ gia đình là 134 triệu đồng. Nguồn tiền đã tác động tích cực đến đời sống của những người làm nghề rừng, giúp bà con có thêm việc làm, sinh kế ổn định, yên tâm gắn bó với rừng.

  • Người dân có thu nhập ổn định nhờ trồng rừng

Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong phát triển kinh tế, những năm qua, chính quyền xã Bao La, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân khai thác tối đa lợi ích từ rừng, góp phần giảm nghèo, nâng cao thu nhập. Nhờ đó, đất trống, đồi trọc tại xã Bao La được phủ xanh bằng những vạt keo ngút ngàn. Hiện, tổng diện tích rừng sản xuất toàn xã đạt gần 1.200 ha, chủ yếu là keo lai, tỷ lệ che phủ rừng đạt 68%. Bên cạnh đó, người dân dần thay đổi tư duy, sử dụng giống chất lượng, trồng rừng đúng thời vụ để đạt hiệu quả cao. Năng suất bình quân rừng trồng đạt 60 - 70 m3/ ha/chu kỳ, có thời điểm đạt 100 - 120 m3/ha/chu kỳ. Mỗi chu kỳ đem lại thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng/ha. Nhờ trồng rừng, người dân có thu nhập ổn định, đời sống ấm no.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 2 tháng 11 năm 2023

Ra mắt tổ công tác đa bên về phục hồi và phát triển rừng tại Đakrông; Thanh Hóa ban hành Kế hoạch triển khai thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính; Giao hơn 1.600ha rừng cho người dân quản lý; Bà con sống gần rừng được ổn định sinh kế; Người dân có thu nhập ổn định nhờ trồng rừng.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Hỗ trợ khắc phục thiên tai được thực hiện ngay khi bão chưa tan
Thời sự

Hỗ trợ khắc phục thiên tai được thực hiện ngay khi bão chưa tan; ‘Thủ phủ’ củ đậu của Hải Dương giảm 50% sản lượng; TP. Cần Thơ chỉ còn gần 0,1% hộ nghèo.

Hỗ trợ khắc phục thiên tai được thực hiện ngay khi bão chưa tan
Thời tiết nông vụ ngày 11/12/2024: Bắc bộ mưa rét, Trung bộ mưa to dài ngày
Thời sự

Đợt không khí lạnh này được dự báo là khá mạnh, sẽ tăng cường dồn dập trong những ngày tới.

Thời tiết nông vụ ngày 11/12/2024: Bắc bộ mưa rét, Trung bộ mưa to dài ngày