Bản tin Lâm nghiệp ngày 20/11/2023: Khánh thành Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam

Khánh thành Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bạch Mã; Minh bạch hóa quá trình quản lý rừng; Bảo vệ và phát triển rừng tận gốc; Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển trồng dược liệu; Huyện vùng cao chi trả trên 43 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng.

Quỳnh Anh  | 14:38 20/11/2023

Bản tin Lâm nghiệp ngày 20/11/2023: Khánh thành Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 20/11/2023: Khánh thành Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Khánh thành Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bạch Mã

Mở đâu chương trình tôm nay là tin tức về bảo vệ sự đa dạng sinh học tại các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn, thưa quý vị và bà con, Tổ chức Động vật châu Á phối hợp với Cục Kiểm lâm, Bộ NN-PTNT vừa tổ chức khánh thành giai đoạn 1 Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam tạiVườn Quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua hơn một năm xây dựng Giai đoạn 1, Trung tâm đã hoàn thiện khu cơ sở vật chất và hiện tại đã tiếp nhận 3 cá thể gấu đến chăm sóc, tạo điều kiện phục hồi sức khỏe, được tự do vận động cơ thể và tìm kiếm thức ăn. Dự án “Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam cơ sở II” được thực hiện từ năm 2022 và dự kiến hoàn thiện vào năm 2026. Trung tâm được xây dựng ở Khu Hành chính của Vườn Quốc gia Bạch Mã với diện tích 12,7 ha, có năng lực nuôi cứu hộ hơn 300 cá thể gấu tiếp nhận từ các cơ sở nuôi gấu tư nhân, các vụ vi phạm.

  • Minh bạch hóa quá trình quản lý rừng

Hiện nay trong mọi lĩnh vực của kinh tế xã hội, chuyển đổi số là nội dung đang được đẩy mạnh, với ngành Lâm nghiệp, nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý công việc hành chính của ngành, Cục Lâm nghiệp đã có Quyết định về Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023. Theo đó, mục tiêu của đơn vị là hoàn thành danh mục cơ sở dữ liệu chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý và ban hành được kế hoạch, lộ trình cụ thể để xây dựng, triển khai các cơ sở dữ liệu trong danh mục. Đồng thời, nâng cấp, cải tiến Hệ thống nền Thông tin quản lý ngành Lâm nghiệp – FORMIS. Thiết lập Hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, thực hiện quản lý dữ liệu trên hệ thống FORMIS… Năm 2023 đơn vị đã tích hợp cơ sở dữ liệu ven biển trong cơ sở dữ liệu này. Với kế hoạch như vậy, ngành xác định các lộ trình triển khai để đáp ứng mục tiêu chung của quốc gia về chuyển đổi số.

  • Bảo vệ và phát triển rừng tận gốc

Trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, với gần 54.800 ha rừng, Bá Thước là một trong số những huyện có diện tích rừng lớn của tỉnh Thanh Hóa và được đánh giá còn giàu về trữ lượng, đa dạng về thành phần loài với nhiều loài động, thực vật quý hiếm - tập trung chủ yếu trên diện tích rừng đặc dụng thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Xác định đây là nguồn tài nguyên quý phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội nên các cấp chính quyền địa phương và chủ rừng đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, chung sức, đồng lòng bảo vệ và phát triển rừng. Nhờ đó, kinh tế lâm nghiệp ngày càng phát triển, an ninh rừng ổn định. Nhận thức của Nhân dân về công tác lâm nghiệp, thu nhập từ sản xuất nghề rừng được nâng lên. Đặc biệt, hạt Kiểm lâm huyện Bá Thước đã tích cực phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện nhiều giải pháp giữ rừng tận gốc.

  • Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển trồng dược liệu

Với đối tượng là các loạicây dược liệu dưới tán rừng, sở hữu điều kiện tự nhiên thích hợp với nhiều loài cây dược liệu quý, cho giá trị kinh tế cao, để bảo tồn nguồn gen thuốc quý và chủ động được nguồn dược liệu, UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành kế hoạch về phát triển dược liệu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu đến năm 2025 sẽ bảo tồn, khai thác bền vững hơn 80 nguồn gen cây dược liệu quý hiếm, đặc trưng của tỉnh, phát triển 25 cây dược liệu quý, đặc hữu, phát triển 60 cây dược liệu quy mô lớn, phục vụ khám, chữa bệnh bằng bài thuốc gia truyền của đồng bào Chăm. Đến năm 2030, tiếp tục mở rộng diện tích và chủng loại 25 dược liệu hàng hóa trong giai đoạn 2025. Để đạt được mục tiêu đề ra, tỉnh Ninh Thuận sẽ tập trung ưu đãi, thu hút đầu tư 4 dự án lớn, đồng thời, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển dược liệu

  • Huyện vùng cao chi trả trên 43 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng

Thưa quý vị, việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng thời gian qua đã góp phần nâng cao đời sống, giúp người dân gắn bó với rừng và có tinh thần trách nhiệm cao hơn trong việc bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Phòng NN-PTNT huyện Tam Đường cho biết, từ đầu năm đến nay địa phương đã chỉ đạo triển khai, thực hiện tốt kế hoạch phát triển rừng bền vững. Theo đó, khoán người dân bảo vệ rừng trên 34.000ha, đạt 100% kế hoạch,  khoanh nuôi rừng tái sinh trên 2.700ha, đạt gần 110% kế hoạch, trồng rừng bằng cây gỗ lớn đạt 103% so kế hoạch. Đặc biệt, huyện đã phối hợp thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho nhân dân đạt trên 43 tỷ đồng.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 20/11/2023: Khánh thành Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam

Khánh thành Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bạch Mã; Minh bạch hóa quá trình quản lý rừng; Bảo vệ và phát triển rừng tận gốc; Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển trồng dược liệu; Huyện vùng cao chi trả trên 43 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Tuân thủ kế hoạch, đảm bảo sản xuất trồng trọt 2025 hiệu quả
Thời sự

Tuân thủ kế hoạch, đảm bảo sản xuất trồng trọt 2025 hiệu quả; Miền núi phía Bắc chủ động ứng phó với rét; Dưa hấu rớt giá thê thảm, nhiều nông dân 'trắng tay'.

Tuân thủ kế hoạch, đảm bảo sản xuất trồng trọt 2025 hiệu quả
Thời tiết nông vụ ngày 27/11/2024: Miền Bắc rét, miền Trung mưa giảm từ chiều nay
Thời sự

Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 16-18 độ, vùng núi 12-14 độ, vùng núi cao dưới 10 độ.

Thời tiết nông vụ ngày 27/11/2024: Miền Bắc rét, miền Trung mưa giảm từ chiều nay