Xuất khẩu chính ngạch đưa ngành yến phát triển theo quy mô công nghiệp

Xuất khẩu chính ngạch đưa ngành yến phát triển theo quy mô công nghiệp; Tiếp cận tổng thể để tạo ra câu chuyện của miền Tây xứ Nghệ; Đồng hành, hỗ trợ phát triển nông nghiệp giữa Việt Nam và Nhật Bản; Chung tay hợp tác kháng kháng sinh trong nông nghiệp.

Quỳnh Anh  | 

Xuất khẩu chính ngạch đưa ngành yến phát triển theo quy mô công nghiệp

Tự động

Xuất khẩu chính ngạch đưa ngành yến phát triển theo quy mô công nghiệp

  • Tiếp cận tổng thể để tạo ra câu chuyện của miền Tây xứ Nghệ

Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, chương trình Trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng, các tiềm năng của miền Tây Nghệ An đã được tổ chức trại trụ sở Bộ NN-PTNT. Trong khuôn viên của Bộ NN-PTNT, hàng trăm sản phẩm nông sản, văn hóa truyền thống của Nghệ An, đặc biệt là khu vực miền Tây của tỉnh được trưng bày. Tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ, chúng ta đã nhìn thấy một sức sống của các huyện phía Tây Nghệ An thông qua các gian hàng, điệu múa của bà con dân tộc hội tụ tại Bộ, những sản phẩm, nông sản này đong đầy giá trị tinh thần. Qua đó, Bộ trưởng nhắn nhủ, hơn lúc nào hết, chúng ta phải tiếp cận một cách tổng thể để khơi dậy tiềm năng từ tài nguyên bản địa, cộng với văn hóa của các dân tộc miền Tây, cấu trúc cộng đồng xã hội, tạo ra câu chuyện của miền Tây xứ Nghệ.

  • Đồng hành, hỗ trợ phát triển nông nghiệp giữa Việt Nam và Nhật Bản

Phát biểu tại Hội thảo chuyên đề nông nghiệp tăng trưởng xanh, nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản vừa diễn ra, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh, nông nghiệp của hai nước Việt Nam vàNhật Bản có nhiều điểm tương đồng và hỗ trợ phát triển nhiều mặt. Đặc biệt, Việt Nam luôn coi Nhật Bản là hình mẫu để học tập. Hợp tác nông nghiệp giữa hai nước thời gian qua đã đóng góp có ý nghĩa vào phát triển nền nông nghiệp Việt Nam. Hiện nay, Nhật Bản đang đồng hành hỗ trợ Việt Nam thực hiện chiến lược ngành nông nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thông qua quá trình thay đổi tư duy từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp” để đạt được mục tiêu “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”.

  • Chung tay hợp tác kháng kháng sinh trong nông nghiệp

Hưởng ứng tuần lễ Kháng kháng sinh, cũng trong tuần qua, Bộ NN-PTNT - cơ quan chủ trì chính Khung đối tác “Một sức khỏe về phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người” tổ chức Lễ mít ting kêu gọi các Bên chung tay hợp tác Kháng kháng sinh trong nông nghiệp. Chủ đề chính lựa chọn năm 2023 là: “Huy động hợp tác Công - Tư trong phòng chống kháng kháng sinh trong chăn nuôi”. Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Tây Thái Bình Dương xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về kháng kháng sinh. Tuy nhiên, Việt Nam còn nhiều bất cập trong quy định về việc cung cấp thuốc kháng sinh trong y tế và nông nghiệp. Điều này đòi hỏi các cấp, các ngành thành phần kinh tế tại Việt Nam tiếp tục tăng cường phối hợp chặt chẽ trong công tác phòng, chống kháng kháng sinh.

  • Công tác cấp mã số vùng trồng gặp nhiều khó khăn

Hằng năm, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa có hơn 20.000 ha cây trồng. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, huyện đã tuyên truyền, vận động các HTX, doanh nghiệp và Nhân dân phát triển sản xuất theo hướng chuyên canh, tăng cường quản lý, rà soát, cấp mã số vùng trồng mới, nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Tuy nhiên, đến nay, dù đã hình thành được hàng chục vùng sản xuất tập trung cây trồng chủ lực như: lúa, khoai tây, rau màu, dưa hấu... nhưng toàn huyện mới có 5 mã số vùng trồng nội địa được cấp cho các vùng sản xuất lúa và chưa có mã số vùng trồng xuất khẩu. Công tác cấp mã số vùng trồng trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế sản xuất của địa phương.

  • Đắk Nông đầu tư gần 11 tỷ đồng xây dựng dữ liệu số nông nghiệp

UBND tỉnh Đắk Nông vừa ban hành Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu Gói thầu Xây dựng nền tảng dữ liệu số nông nghiệp tỉnh Đắk Nông. Gói thầu có tổng kinh phí thực hiện gần 11 tỷ đồng gồm 2 hạng mục là Xây dựng nền tảng dữ liệu số nông nghiệp tỉnh Đắk Nông và Kiểm thử chất lượng phần mềm. Đây là gói thầu được thực hiện toàn bộ bằng ngân sách Nhà nước, bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu từ quý IV năm nay bằng hình thức đấu thầu rộng rãi qua mạng. Gói thầu Xây dựng nền tảng dữ liệu số có thời gian thực hiện 780 ngày. Gói thầu Phần mềm thực hiện trong 30 ngày.

  • Vú sữa tím đầu mùa tại miền Tây giá cao

Hiện nay, các tỉnh miền Tây đang bước vào chính vụ vú sữa tím của năm, không chỉ hút khách nội địa, vú sữa tím còn được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và Mỹ nên giá tăng cao. Hiện, giá bán vú sữa tím tại các chợ truyền thống và cửa hàng trái cây tại miền Tây dao động từ 90.000-100.000 đồng một kg - loại 1, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước. Thay vì thu hoạch ồ ạt trong thời gian ngắn khiến nguồn cung tăng, giá giảm mạnh, năm nay nông dân trong vùng áp dụng kỹ thuật làm rải vụ để đảm bảo có hàng trong thời gian dài. Trước đây, vụ vú sữa thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 1, nay kéo dài đến tháng 4 năm sau nên cung cầu ổn định, giá lên cao.

  • Giá lúa thu đông tăng cao kỷ lục

Tại tỉnh An Giang, vụ lúa Thu Đông năm 2023 đang bước vào cao điểm thu hoạch, thời tiết thuận lợi, năng suất cao, giá các loại lúa tươi bán tại ruộng tăng “kỷ lục”, cao hơn ít nhất từ 1.000-2.500 đồng/kg so cùng kỳ năm ngoái. Bà con rất phấn khởi vì chưa năm nào giá lúa cao như hiện nay. Theo Sở NN-PTNT An Giang, vụ Thu Đông 2023, toàn tỉnh xuống giống được hơn 157.000 ha, đến nay đã thu hoạch được hơn 50.000 ha, đạt hơn 30% diện tích xuống giống, năng suất bình quân ước đạt gần 58 tạ/ha. Hiện, tỉnh An Giang còn hơn 100.000 ha diện tích lúa chuẩn bị thu hoạch. Với những tín hiệu khả quan từ thị trường lúa gạo, bà con rất háo hức, kỳ vọng giá lúa tiếp tục duy trì ổn định đến thời điểm thu hoạch để việc thu hoạch và tiêu thụ được thuận lợi.

  • Làng nghề trồng hoa kiểng xuống giống phục vụ thị trường Tết

Tỉnh Trà Vinh có 2 làng nghề trồng hoa kiểng được UBND tỉnh công nhận từ năm 2011, là làng nghề ấp Vĩnh Yên và làng nghề ấp Long Bình, với 165 hộ trồng hoa sản xuất trên diện tích gần 30 ha, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 350 lao động địa phương, với mức thu nhập bình quân khoảng 7,7 triệu đồng/người/tháng. Tổng doanh thu làng nghề đạt khoảng 16 tỷ đồng/năm. Vụ hoa Tết năm nay, 2 làng nghề trồng hoa kiểng của tỉnh có kế hoạch xuống giống khoảng 410.000 chậu hoa các loại cung cấp cho thị trường. Đến nay, các hộ dân ở 2 làng nghề đã xuống giống 193.000 chậu hoa gồm các loại: Cúc, mào gà, thược dược, hướng dương, cát tường, sống đời, hoa giấy… Riêng hoa vạn thọ, dự kiến cuối tháng 10 âm lịch, các hộ dân mới bắt đầu xuống giống.

Nhạc cắt

Đối thoại

Xuất khẩu chính ngạch đưa ngành yến phát triển theo quy mô công nghiệp

Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đón nhận tin vui lớn khi lô sản phẩm tổ yến đầu tiên của nước ta được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc theo Nghị định thư đã ký. Ngay tại lễ công bố, Công ty Cổ phần Dinh dưỡng AVANEST Việt Nam – doanh nghiệp đầu tiên đủ điều kiện xuất khẩu 2 nhóm sản phẩm tổ yến, gồm tổ yến tinh chế và yến hũ chưng sẵn đã thực hiện các thủ tục xuất khẩu lô sản phẩm tổ yến đầu tiên sang Trung Quốc qua Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chia sẻ tại sự kiện:

Băng

Bảo Thắng

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Chương trình do BTV Xuân Hào biên soạn,  Quý vị và bà con có thể liên hệ với chương trình qua số hotline:   0912.145.266                               

 Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Xuất khẩu chính ngạch đưa ngành yến phát triển theo quy mô công nghiệp

Xuất khẩu chính ngạch đưa ngành yến phát triển theo quy mô công nghiệp; Tiếp cận tổng thể để tạo ra câu chuyện của miền Tây xứ Nghệ; Đồng hành, hỗ trợ phát triển nông nghiệp giữa Việt Nam và Nhật Bản; Chung tay hợp tác kháng kháng sinh trong nông nghiệp.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Gỡ vướng trong kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu
Thời sự

Gỡ vướng trong kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu; Diện tích trồng mía tại Thanh Hóa giảm gần 2,5 lần trong 10 năm; Dưa hấu nghịch vụ tăng giá.

Gỡ vướng trong kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu
Bản tin Thủy sản ngày 10/5/2024: Vùng nuôi cua nổi tiếng thiệt hại hơn 700ha
Thời sự

Vùng nuôi cua nổi tiếng nhất Cà Mau thiệt hại hơn 700ha; Gói tín dụng cho ngành lâm, thủy sản đã giải ngân được 20.000 tỷ đồng; Nuôi cá lòng hồ kết hợp du lịch.

Bản tin Thủy sản ngày 10/5/2024: Vùng nuôi cua nổi tiếng thiệt hại hơn 700ha