Bản tin Lâm nghiệp ngày 20/2/2024: Gió Ô Quý Hồ làm tăng nguy cơ cháy rừng

Gió Ô Quý Hồ làm tăng nguy cơ cháy rừng tại Sa Pa; Bình Phước kiên quyết bảo vệ nghiêm diện tích rừng tự nhiên; Trà Vinh phấn đấu trồng mới 150ha rừng.

Quỳnh Anh  | 21:31 20/02/2024

Bản tin Lâm nghiệp ngày 20/2/2024: Gió Ô Quý Hồ làm tăng nguy cơ cháy rừng

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 20/2/2024: Gió Ô Quý Hồ làm tăng nguy cơ cháy rừng

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Gió Ô Quý Hồ làm tăng nguy cơ cháy rừng tại Sa Pa

Thưa quý vị và bà con, hôm qua, ngày 19/2, do chịu ảnh hưởng của không khí lạnh suy yếu, kết hợp với tác động của vùng áp thấp nóng phía Tây, nhiệt độ các khu vực trong tỉnh Lào Cai đồng loạt tăng nhanh, vùng thấp tiết trời nóng nực. Đặc biệt, tại Sa Pa đã xuất hiện gió Ô Quý Hồ ấm khô thổi mạnh, khiến nguy cơ cháy rừng tăng cao. Dự báo, nhiệt độ tại Sa Pa có xu thế tăng cao hơn trong những ngày tới, độ ẩm tiếp tục giảm thấp, sau đó ít biến động. Sau Tết, các cấp chính quyền, Vườn Quốc gia Hoàng Liên, các chủ rừng, hạt Kiểm lâm Sa Pa và người dân địa phương tiếp tục tăng cường công tác bảo vệ rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng, đặc biệt trong thời điểm gió Ô Quý Hồ vẫn hoạt động mạnh.

  • Bình Phước kiên quyết bảo vệ nghiêm diện tích rừng tự nhiên

Cũng liên quan tới hoạt động bảo vệ rừng, theo quyết định công bố hiện trạng rừng năm 2023 vừa được UBND tỉnh Bình Phước ban hành, diện tích tự nhiên trên địa bàn là hơn 687.500 ha, tổng diện tích có rừng hơn 155.170 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt gần 22,6%. Mục tiêu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Bình Phước bảo vệ nghiêm ngặt toàn bộ diện tích rừng tự nhiên hiện có; từng bước giải quyết, xử lý dứt điểm diện tích đất lâm nghiệp bị xâm canh, lấn chiếm trên địa bàn; nâng cao chất lượng và hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học cũng như năng lực phòng hộ của rừng. Giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất năm 2025 tăng 1,5 lần so với năm 2020, đến năm 2030 tăng 2 lần; đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng và cây lâu năm đạt 71,7% vào năm 2025 và 65% vào năm 2030.

  • Phong trào trồng cây, trồng rừng có thể kéo dài trong vụ Xuân và vụ Thu

Về lĩnh vực trồng rừng, ngay sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn, nhiều địa phương trên cả nước đã triển khai thực hiện Tết trồng cây năm 2024 hiệu quả. Tại Hà Nội, là địa phương mở đầu phong trào “Tết trồng cây” của cả nước, năm 2024, Thành phố xây dựng kế hoạch trồng 400.000 cây xanh các loại; trồng mới và trồng bổ sung 30 - 40ha rừng, góp phần bảo đảm mật độ cây xanh và nâng tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn Thủ đô. Các địa phương phát động “Tết trồng cây” xuân Giáp Thìn từ ngày 15-2 đến ngày 24-2 (mùng 6 đến 15 tháng Giêng). Ngoài ra, phong trào trồng cây, trồng rừng có thể kéo dài trong vụ xuân (từ tháng 2 đến tháng 4) và vụ thu (từ tháng 8 đến tháng 10) hằng năm.

  • Trà Vinh phấn đấu trồng mới 150ha rừng

Còn tại Trà Vinh, năm 2023, ngành nông nghiệp tỉnh triển khai thực hiện Dự án Đầu tư trồng rừng phòng hộ ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2025 và kế hoạch trồng rừng, trồng cây xanh phân tán trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025... Qua đó, đã mời gọi các tổ chức trong nước và quốc tế đầu tư phát triển trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, trồng mới 50,5ha rừng, chăm sóc 122,5ha, khoán bảo vệ rừng hơn 3.300ha. Tuy nhiên, trong năm 2023, do ảnh hưởng của các đợt triều cường kết hợp với sóng to, đã làm sạt lở hơn 31ha rừng phòng hộ trên địa bàn. Năm 2024-2025, Trà Vinh đặt chỉ tiêu mỗi năm trồng mới 150ha rừng trên toàn tỉnh, nhằm đạt tỷ lệ che phủ rừng lên 4,5% vào cuối năm 2025.

  • Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Đắk Nông: Vượt đích dịch vụ môi trường rừng

Về hoạt động chi trả dịch vị môi trường rừng, trong năm qua, với nhiều nỗ lực, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Đắk Nông đã chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các tổ chức, hộ gia đình kịp thời. Cụ thể, năm 2023, đơn vị đã giải ngân cho các chủ rừng, UBND các xã hơn 112 tỷ đồng, đạt 133% kế hoạch, giải ngân cho hộ gia đình, cộng đồng dân cư ở thôn, bon hơn 2,8 tỷ đồng, đạt 98% kế hoạch. Tổng số diện tích rừng được chi tiền dịch vụ môi trường rừng hơn 115.000ha. Ngoài ra, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Đắk Nông còn hỗ trợ, phối hợp với các đơn vị thực hiện nhiều chương trình trồng cây trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ môi trường.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 20/2/2024: Gió Ô Quý Hồ làm tăng nguy cơ cháy rừng

Gió Ô Quý Hồ làm tăng nguy cơ cháy rừng tại Sa Pa; Bình Phước kiên quyết bảo vệ nghiêm diện tích rừng tự nhiên; Trà Vinh phấn đấu trồng mới 150ha rừng.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Cần 'tinh tế' trong lựa chọn công nghệ chế biến rau quả
Thời sự

Lưu ý trong xây dựng cơ sở chế biến rau quả; Hơn 2.000 Hợp tác xã có sản phẩm OCOP; Chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm các vụ cháy rừng tại Sóc Sơn.

Cần 'tinh tế' trong lựa chọn công nghệ chế biến rau quả
Thời tiết nông vụ ngày 13/12/2024: Bắc bộ chìm trong rét 'ngọt'
Thời sự

Không khí lạnh tăng cường mang theo rét buốt ở nhiều khu vực của miền Bắc. Từ đêm nay 13/12, không khí lạnh được tăng cường thêm và ảnh hưởng đến Nam Trung Bộ.

Thời tiết nông vụ ngày 13/12/2024: Bắc bộ chìm trong rét 'ngọt'