Bản tin Lâm nghiệp ngày 23/5/2024: Bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng

Bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng; Phát triển rừng gỗ lớn gắn với sinh kế bền vững; Tre luồng chưa thể giúp bà con thoát nghèo.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Lâm nghiệp ngày 23/5/2024: Bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 23/5/2024: Bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp

  • Phát triển rừng gỗ lớn gắn với sinh kế bền vững

Thưa quý vị và bà con, theo thông tin tại Hội thảo “Trồng rừng gỗ lớn, quản lý và phát triển rừng, nông lâm kết hợp, đa dạng sinh học thích ứng với biến đổi khí hậu và sinh kế bền vững” vừa diễn ra, từ năm 2015, Hội nông dân Việt Nam là tổ chức đối tác chính thực hiện Chương trình Hỗ trợ rừng và trang trại tại Việt Nam. Đến thời điểm này, chương trình đang hỗ trợ 51 tổ hợp tác, HTX ở 05 tỉnh, với hơn 1.000 hộ thành viên chính thức và gần 2.000 hộ thành viên liên kết, hơn 15.000 nông dân sản xuất nông lâm nghiệp và cán bộ Hội nông dân Việt Nam đã và đang được hưởng lợi từ Chương trình; 15 chuỗi sản phẩm được kết nối thị trường, doanh nghiệp; hơn 600ha chuyển hóa rừng gỗ lớn và trồng rừng gỗ lớn; hơn 13.000 ha gỗ có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững.

  • Bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng

Tại sự kiện “Hành động vì động vật hoang dã” diễn ra vào hôm qua, Hợp phần Bảo tồn Đa dạng sinh học thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học đã công bố những kết quả nổi bật trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Vũ Quang trong thời gian từ tháng 7 năm 2020 đến tháng 5 năm nay. Dự án đã hỗ trợ đào tạo và thực hiện khảo sát đa dạng sinh học với 85 trạm bẫy ảnh và tiến hành đánh giá mối đe dọa đối với đa dạng sinh học bằng công cụ SMART. Thành lập và đưa vào hoạt động một Đội tuần tra và tháo gỡ bẫy dựa vào cộng đồng - CPT. Kể từ tháng 4 năm 2023, các đội CPT đã tiến hành 33 cuộc tuần tra, gỡ bỏ gần 1,500 bẫy và ghi nhận 50 vụ việc vi phạm.

  • Tre luồng chưa thể giúp bà con thoát nghèo

Trong lĩnh vực phát triển kinh tế lâm nghiệp, Theo UBND huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa, địa phương có tới gần 100% hộ dân vẫn lệ thuộc vào cây tre luồng. Tuy vậy, tới nay trên địa bàn huyện mới có 6 công ty, 6 HTX và gần 20 hộ cá thể đứng ra chế biến tre luồng. Sản phẩm chủ yếu là đũa tre dùng một lần, tăm hương và vàng mã nên giá trị không cao và cũng mới giải quyết một phần đầu ra cho cây luồng. Phần lớn luồng khai thác còn lại được đầu nậu thu mua đi các tỉnh phía Bắc làm vật trong xây dựng và băm dăm bán nguyên liệu cho các nhà máy giấy. Giá trị cây luồng trung bình toàn huyện chỉ dao động từ 15 đến 20 triệu đồng/ha/năm. Giống như nhiều địa phương khác trong tỉnh, tre luồng tại Quan Hóa chủ yếu được khai thác thô với giá trị gia tăng thấp nên chưa thể giúp bà con thoát nghèo.

  • Người dân Phú Thọ nhận 300 triệu đồng dịch vụ môi trường rừng mỗi năm

Với hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, Tại tỉnh Phú Thọ, Hàng năm, các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận khoảng 300 triệu đồng dịch vụ môi trường rừng từ các lưu vực liên tỉnh với khoảng 600ha. Sau khi được giao đất, giao rừng, người dân, cộng đồng dân cư đã có ý thức tự chủ với tài sản được giao, có trách nhiệm hơn trong quá trình quản lý và sản xuất, hạn chế tình trạng chặt phá, khai thác rừng trái phép. Những khu vực giáp ranh, rừng đầu nguồn giao cho cộng đồng dân cư được bảo vệ tốt, chất lượng rừng được tăng lên. Bên cạnh đó, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho bà con, củng cố an ninh, quốc phòng.

  • U Minh cung cấp cho thị trường gần 250.000 m3 gỗ, củi mỗi năm

Thưa quý vị, hiện, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau có trên 32.000 ha rừng tập trung và rừng phòng hộ biển Tây. Để bảo vệ và phát triển rừng, thời gian qua huyện đã triển khai và tổ chức thực hiện kịp thời, có hiệu quả các cơ chế, chính sách đến từng hộ dân cư sống trong lâm phần. Trên lợi thế vốn có, huyện quy hoạch đưa diện tích rừng vào khai thác từ 20.000 - 20.500 ha/năm. Cung cấp khối lượng lâm sản cho thị trường trong và ngoài nước từ 195.000-250.000 m3 gỗ, củi mỗi năm. Ngoài ra, từ năm 2009, tỉnh bổ sung phát triển thêm cây keo lai trồng trong vùng rừng sản xuất. Sau 15 năm, người dân đã tích lũy kinh nghiệm để rút ngắn chu kỳ thu hoạch và tăng hiệu quả kinh tế.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 23/5/2024: Bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng

Bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng; Phát triển rừng gỗ lớn gắn với sinh kế bền vững; Tre luồng chưa thể giúp bà con thoát nghèo.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 14/6/2024: Nhiều rừng hồi nhiễm bệnh chưa có thuốc phòng ngừa
Thời sự

Nhiều rừng hồi nhiễm bệnh chưa có thuốc phòng ngừa; Việt Nam đứng thứ tư thế giới về số lượng dự án Cơ chế phát triển sạch; Trồng quế thu lợi nhuận 40 triệu đồng/ha/năm.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 14/6/2024: Nhiều rừng hồi nhiễm bệnh chưa có thuốc phòng ngừa
Bản tin Thủy sản ngày 14/6/2024: Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp tăng nhanh từng tháng
Thời sự

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp tăng nhanh qua từng tháng; Bảo vệ thủy sản mùa nắng nóng; Ngư dân Quảng Ngãi câu cá ngừ bằng lưới rê.

Bản tin Thủy sản ngày 14/6/2024: Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp tăng nhanh từng tháng