Bản tin Lâm nghiệp ngày 22/5/2024: Kiểm lâm Việt Nam có vị thế quan trọng

Kiểm lâm Việt Nam có vị thế quan trọng trong hành trình phát triển đất nước; Vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp giảm mạnh; Tây Ninh vượt hơn 120% kế hoạch trồng cây xanh.

Quỳnh Anh  | 15:43 22/05/2024

Bản tin Lâm nghiệp ngày 22/5/2024: Kiểm lâm Việt Nam có vị thế quan trọng

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 22/5/2024: Kiểm lâm Việt Nam có vị thế quan trọng

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp

  • Kiểm lâm Việt Nam có vị thế quan trọng trong hành trình phát triển đất nước

Thưa quý vị và bà con, ngày 21/5/1973, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 101 quy định Hệ thống tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Kiểm lâm nhân dân. Ra đời trong bối cảnh đất nước còn chiến tranh, gặp nhiều khó khăn, ban đầu mới có 3 tỉnh thành lập lực lượng, nhưng chỉ 1 năm sau lực lượng Kiểm lâm đã được thành lập tại hầu hết các tỉnh miền Bắc. Trải qua 51 năm xây dựng và phát triển, Kiểm lâm Việt Nam đã khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Khát vọng của ngành Lâm nghiệp, cũng như lực lượng Kiểm lâm trong chặng đường tới là Lâm nghiệp Việt Nam hiện đại và sáng tạo, phát triển hài hòa và bền vững trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường; có vị thế quan trọng trong hành trình phát triển đất nước.

  • Vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp giảm mạnh

Trong lĩnh vực bảo vệ rừng, Theo Chi cục Kiểm lâm Hà Nội, nhờ sự chỉ đạo sâu sát của các cấp, ngành và sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng kiểm lâm, chủ rừng, nên số vụ cháy rừng, phá rừng trên địa bàn thành phố giảm mạnh. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn chỉ xảy ra 2 vụ cháy rừng, diện tích khoảng 2ha, chủ yếu cháy thực bì dưới tán, cây keo, bạch đàn tái sinh. Trong khi đó, cùng kỳ năm 2023, toàn thành phố xảy ra hơn 20 vụ cháy rừng, ảnh hưởng đến hàng chục ha rừng. Về số vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, tính đến ngày 20/5, Chi cục xử lý 23 vụ vi phạm, giảm 10 vụ so với cùng kỳ. Qua đó, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 366 triệu đồng.

  • Tây Ninh vượt hơn 120% kế hoạch trồng cây xanh

Với hoạt động trồng rừng, Theo UBND tỉnh Tây Ninh, trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh dự kiến trồng khoảng 2,6 triệu cây xanh các loại. Đồng thời, mỗi năm vận động người dân trồng khoảng 500.000 cây xanh. Tuy nhiên, từ năm 2021 đến nay, Tây Ninh đã trồng gần 3 triệu cây, đạt 121% so với kế hoạch đề ra. Năm 2023, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh là hơn 73.000 ha, tỷ lệ che phủ rừng hơn 16%. Theo kế hoạch, năm 2024 và năm 2025, Tây Ninh dự kiến trồng 480 ha rừng phòng hộ, đặc dụng và sản xuất, trồng 366.000 cây phân tán và vận động nhân dân trồng bằng nguồn vốn của dân khoảng 1.200.000 cây.

  • Toàn bộ diện tích rừng tại Sơn La bước vào giai đoạn phục hồi ổn định

Về lĩnh vực phát triển lâm nghiệp nói chung, Tổ chức thực hiện hiệu quả chủ trương xã hội hóa công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; công tác quy hoạch 3 loại rừng. Đến nay, Sơn La đã hoàn thành giao đất, giao rừng cho các thành phần kinh tế quản lý, sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, với tổng diện tích gần 917.800 ha; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho hơn 94.400 chủ rừng. Hiện nay, toàn bộ diện tích rừng trên địa bàn toàn tỉnh bước vào giai đoạn phục hồi ổn định sau thời gian suy giảm nghiêm trọng đến mức báo động. Nếu như năm 1990, trên địa bàn toàn tỉnh chỉ còn hơn 138.800 ha rừng, tỷ lệ che phủ hơn 9%, thì đến hết năm 2023, diện tích rừng tăng lên gần 669.800 ha, tỷ lệ che phủ đạt 47,5%.

  • Rừng ở Đồng Nai là “lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ

Còn tại Đồng Nai, Tính đến hết năm 2023, tổng diện tích có rừng và đất lâm nghiệp tỉnh là trên 200.000 ha; trong đó diện tích có rừng hơn 172 nghìn ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt gần 29%. Đến nay, Đồng Nai trở thành địa phương có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất Nam Bộ với nguồn tài nguyên phong phú, hệ sinh thái đa dạng. Kết quả của Đề tài khoa học “Nghiên cứu diễn thế phục hồi hệ sinh thái rừng tại Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai” đã ghi nhận được gần 2.400 loài thực vật và  hơn 2.800 loài động vật hoang dã. Trong đó có nhiều loài nguy cấp, quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam, Danh lục đỏ IUCN 2015. Rừng ở Đồng Nai được xem là “lá phổi xanh” của vùng Đông Nam Bộ, là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia, dân tộc và thế giới.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 22/5/2024: Kiểm lâm Việt Nam có vị thế quan trọng

Kiểm lâm Việt Nam có vị thế quan trọng trong hành trình phát triển đất nước; Vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp giảm mạnh; Tây Ninh vượt hơn 120% kế hoạch trồng cây xanh.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời sự

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ
Thời sự

Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.

Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ