Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/12/2023: Xây dựng thị trường để đảm bảo xuất khẩu gỗ

Xây dựng tốt thị trường để đảm bảo doanh số xuất khẩu gỗ; Gần 4.700ha rừng tại Sơn Động được cấp chứng chỉ FSC; Lan tỏa chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Quỳnh Anh  | 14:04 26/12/2023

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/12/2023: Xây dựng thị trường để đảm bảo xuất khẩu gỗ

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/12/2023: Xây dựng thị trường để đảm bảo xuất khẩu gỗ

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Xây dựng tốt thị trường để đảm bảo doanh số xuất khẩu gỗ

Mở đầu là thông tin về hoạt động xuất khẩu gỗ, lâm sản, thưa quý vị và bà con, Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch xuất khẩu gỗ trong 11 tháng năm 2023 đạt 12,1 tỷ USD, bằng 82,5% kim ngạch của năm 2022. Ước tính kim ngạch xuất khẩu của ngành hết 12 tháng năm 2023 sẽ đạt 13,5 tỷ USD, giảm 15,5% so với năm 2022. Ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam cho rằng, ngành gỗ đang đứng trước rất nhiều thách thức, đặc biệt là các vấn đề về tranh chấp thương mại, trong đó nổi cộm là kinh doanh gỗ bất hợp pháp, vấn đề bảo đảm môi trường, khai thác gỗ ở những vùng rừng không có chứng nhận an toàn cao… Để cụ thể hóa doanh số xuất khẩu, ngành gỗ đang tập trung vào nhiều vấn đề trọng tâm, đặc biệt là đẩy mạnh thị trường. Nếu không xây dựng tốt thị trường sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh số xuất khẩu gỗ trong năm năm 2024.

  • Gần 4.700ha rừng tại Sơn Động được cấp chứng chỉ FSC

Với hoạt động phát triển lâm nghiệp bền vững, hiện nay, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang đã có đến 29 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp. Chỉ từ đầu năm đến nay, huyện đã xuất được 7 triệu cây giống các loại cho người dân, HTX trồng rừng. Với giá trị và thế mạnh từ cây lâm nghiệp, trồng rừng sản xuất trong nhân dân đang phát triển mạnh mẽ trên địa bàn huyện Sơn Động. Hàng năm, diện tích trồng rừng tập trung của huyện đạt trên 4.200ha, cây phân tán trên 1,15 triệu cây, khai thác rừng trồng tập trung trên 4.500ha, sản lượng gỗ đạt hơn 500.000m3. Sơn Động dần hình thành vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng sản xuất tập trung; diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC đạt trên 4.680 ha.

  • Lan tỏa chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Còn trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Ban quản lý khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống thuộc diện tiên phong hưởng ứng và thực hiện chính sách chi trả Dịch vụ môi trường rừng. Năm 2015, đơn vị chính thức nhập cuộc với diện tích trên 7.200 ha, áp dụng cho 349 hộ gia đình, kinh phí thực hiện hơn 1,4 tỷ đồng. Sau quá trình rà soát ranh giới, lưu vực, đến năm 2023 đã nâng tổng diện tích đưa vào thiết kế, lập hồ sơ hơn 40.400 ha, áp dụng cho 23 cộng đồng với 847 hộ gia đình tham gia cùng 5 tổ bảo vệ rừng của các xã trên địa bàn, kinh phí thực hiện đạt hơn 6 tỷ đồng.Thông qua chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, nhận thức về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của các thành viên, hộ nhận khoán từng bước được nâng cao. Tình trạng khai thác lâm sản, hay lấn chiếm đất rừng làm nương cơ bản không còn.

  • Sốp Cộp bảo vệ và phát triển rừng

Với mục tiêu bảo vệ gần 70.000 ha rừng hiện có, tạo sinh kế cho người dân từ nghề rừng, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, gắn lợi ích của cộng đồng. Hạt Kiểm lâm huyện đã tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện và các xã đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách về phát triển lâm nghiệp đến cơ sở, tổ chức ký cam kết thực hiện trách nhiệm bảo vệ và Phòng cháy, chữa cháy rừng, quản lý lâm sản. Trong năm, đơn vị tổ chức 79 cuộc họp tuyên truyền tại các bản, với 4.850 lượt người tham gia. Từ năm 2021 đến nay, toàn bộ 13.095 ha rừng đặc dụng - phòng hộ trên địa bàn đã được giao khoán cho 45 cộng đồng bản và các đơn vị lực lượng vũ trang bảo vệ.

  • Kbang tạo đột phá trong công tác trồng rừng

Đối với hoạt động trồng rừng, Theo Hạt Kiểm lâm huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, bên cạnh việc bảo vệ tốt diện tích, chất lượng rừng hiện có, thời gian qua, đơn vị còn chủ động phối hợp với UBND các xã, thị trấn và đơn vị chủ rừng triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả kế hoạch trồng rừng theo chỉ tiêu được giao. Đến nay, UBND các xã, thị trấn đã trồng mới hơn 460 ha, vượt trên 130,6% so với kế hoạch của năm 2023. Các công ty lâm nghiệp cũng trồng mới gần 186 ha, vượt 85,5%, chưa tính còn có hơn 160,6 ha mà các đơn vị này đã trồng lại sau khai thác. Tiêu biểu, tại xã Lơ Ku, từ năm 2021 đến nay, diện tích rừng trồng của xã đạt hơn 550 ha. Riêng năm 2023, toàn xã có 100 hộ tham gia trồng rừng với diện tích hơn 205 ha, đạt hơn 640% so với kế hoạch huyện giao.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/12/2023: Xây dựng thị trường để đảm bảo xuất khẩu gỗ

Xây dựng tốt thị trường để đảm bảo doanh số xuất khẩu gỗ; Gần 4.700ha rừng tại Sơn Động được cấp chứng chỉ FSC; Lan tỏa chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Xuất siêu nông lâm thủy sản đạt hơn 15 tỷ USD
Thời sự

Xuất siêu nông lâm thủy sản đạt hơn 15 tỷ USD; Chủ thể OCOP cần sẵn sàng hành trang lên ‘chuyến tàu tốc hành’; Ngăn chặn nhập lậu động vật qua biên giới.

Xuất siêu nông lâm thủy sản đạt hơn 15 tỷ USD
Thời tiết nông vụ ngày 01/11/2024: Gió lạnh tăng cường, Bắc bộ bớt hanh khô
Thời sự

Trong đợt không khí lạnh này, Bắc bộ thời tiết ít thay đổi. Từ đêm nay, ở Bắc Bộ đêm và sáng sớm trời lạnh, riêng vùng núi đêm và sáng sớm trời rét.

Thời tiết nông vụ ngày 01/11/2024: Gió lạnh tăng cường, Bắc bộ bớt hanh khô