Bản tin Lâm nghiệp ngày 29/3/2024: Lập đoàn kiểm tra sau nhiều vụ cháy rừng

Lập đoàn kiểm tra sau nhiều vụ cháy rừng liên tiếp; Trồng 15.000 cây xanh phát triển rừng đặc dụng; Thu 200 triệu đồng mỗi năm nhờ vườn cây giống lâm nghiệp.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Lâm nghiệp ngày 29/3/2024: Lập đoàn kiểm tra sau nhiều vụ cháy rừng

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 29/3/2024: Lập đoàn kiểm tra sau nhiều vụ cháy rừng

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Lập đoàn kiểm tra sau nhiều vụ cháy rừng liên tiếp

Thưa quý vị và bà con, UBND TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng cho biết đã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2024 trên địa bàn, sau các vụ cháy rừng liên tục xảy ra thời gian qua. Đoàn liên ngành sẽ kiểm tra việc thực hiện các quy định của Luật Lâm nghiệp, việc thực hiện các văn bản hướng dẫn công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện hành vi vi phạm, Đoàn sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, tham mưu Ủy ban Nhân dân thành phố ra quyết định xử phạt hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Thời gian kiểm tra từ ngày 30/3-5/6/2024.

  • Trồng 15.000 cây xanh phát triển rừng đặc dụng

Trong lĩnh vực trồng rừng, từ năm 2013 tới nay, Tập đoànPanasonic đã trồng và trao tặng hơn 270.000 cây tại 10 tỉnh, thành với sự tham gia tích cực của cán bộ nhân viên để truyền tải thông điệp “Panasonic vì một Việt Nam xanh”. Gần đây nhất, hơn 100 nhân viên Panasonic tại Việt Nam đã trồng và trao tặng 15.000 cây trong chương trình 'Tiếp sức sinh thái'. Chương trình diễn ra tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa. Lần này, Panasonic phối hợp cùng chính quyền và người dân địa phương trồng các loại cây như cây: cây mỡ, chò chỉ, táu mặt quỷ, táu nước và vàng tâm. Đây là những loài cây gỗ lớn bản địa có giá trị phục hồi đất rừng suy thoái, góp phần vào phát triển rừng đặc dụng nhằm nâng cao khả năng phòng hộ đầu nguồn, hấp thụ CO2 và chống biến đổi khí hậu.

  • Trồng dược liệu kết hợp bảo vệ rừng bền vững

Về hoạt động phát triển kinh tế lâm nghiệp, Với hơn 63% đất tự nhiên là rừng và đất lâm nghiệp. Cũng như các tỉnh Tây Nguyên, rừng ở Kon Tum có giá trị lớn về sinh học, trong đó, nhiều loài lâm sản có tính dược liệu cao, trữ lượng lớn. Việc bảo tồn, phát triển dược liệu dưới tán rừng luôn được tỉnh này chú trọng. Thời gian qua, UBND tỉnh Kon Tum đã quan tâm, chỉ đạo lập quy hoạch phát triển từng loại dược liệu cho phù hợp. Xây dựng phương án thí điểm trồng sâm Ngọc Linh và dược liệu dưới tán rừng đặc dụng kết hợp với bảo vệ rừng bền vững, theo đó quy hoạch 1.220 ha trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh để phát triển các loài dược liệu; xây dựng phương án giao rừng, cho thuê rừng với tổng diện tích hơn 102.000 ha, trong đó có 10.000 ha rừng để phát triển sâm Ngọc Linh dưới tán rừng.

  • Thu 200 triệu đồng mỗi năm nhờ vườn cây giống lâm nghiệp

Tại Thái Nguyên, nhiều năm nay, vườn ươm giống cây lâm nghiệp của gia đình anh Lê Xuân Thủy và chị Lương Hoài Thu ở xóm Tân Sơn, xã Cúc Đường, huyện Võ Nhai, trở thành địa chỉ quen thuộc, uy tín của nhiều hộ trồng rừng ở địa phương. Bắt đầu từ năm 2016, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, hiện nay, anh Thủy và chị Thu đã có vườn ươm rộng hơn 4 sào, với tổng số 50 vạn cây giống các loại. Với 2 vụ ươm cây giống mỗi năm, không chỉ làm giàu cho gia đình, anh chị còn tạo việc làm thời vụ cho 6-8 lao động địa phương. Ngoài ra, gia đình anh chị trồng thêm hơn 10ha rừng keo, bạch đàn mô và làm dịch vụ khác. Trung bình mỗi năm, thu lãi gần 200 triệu đồng.

  • Bà Rịa - Vũng Tàu tăng cường bảo vệ rừng trước nguy cơ cháy

Trong công tác bảo vệ rừng mùa khô, Hiện Bà Rịa - Vũng Tàu có 28.550ha rừng, đất lâm nghiệp, với hầu hết diện tích rừng đều ở mức cảnh báo cháy rừng cấp độ  5 - là cấp độ cực kỳ nguy hiểm. Từ đầu mùa khô đến nay, có khoảng 10 vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn tỉnh. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, để chủ động công tác phòng cháy chữa cháy rừng, lực lượng kiểm lâm, chủ rừng đã và đang phối hợp với các địa phương tập trung triển khai nhiều giải pháp, nhất là tại những địa bàn trọng điểm, có nguy cơ cao. Đồng thời cử người túc trực tại các chòi canh gác lửa nhằm phát hiện sớm điểm cháy, trong trường hợp có cháy rừng xảy ra báo cáo kịp thời cho ban chỉ đạo biết để chỉ huy chữa cháy.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 29/3/2024: Lập đoàn kiểm tra sau nhiều vụ cháy rừng

Lập đoàn kiểm tra sau nhiều vụ cháy rừng liên tiếp; Trồng 15.000 cây xanh phát triển rừng đặc dụng; Thu 200 triệu đồng mỗi năm nhờ vườn cây giống lâm nghiệp.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Thời sự

Nguồn vốn xã hội hóa để bảo vệ, trồng mới rừng chiếm hơn 40%; Quảng Bình lan tỏa mô hình trồng rừng gỗ lớn; Kiểm định chất lượng giống cây lâm nghiệp đạt 100%.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi
Thời sự

Mưa dông tàn phá cánh rừng hồi hàng chục năm tuổi; Trồng rừng, phục hồi rừng, giảm phát thải khí nhà kính; Người dân Yêu Bái chưa mạnh dạn trong trồng rừng gỗ lớn.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi