Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/4/2024: Gần 400ha rừng bị suy giảm

Gần 400ha rừng bị suy giảm do người dân phá, lấn chiếm; Tăng cường kiểm tra, truy quét chống chặt phá rừng trái phép; Quảng Bình nâng cao trữ lượng carbon rừng.

Quỳnh Anh  | 15:36 03/04/2024

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/4/2024: Gần 400ha rừng bị suy giảm

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/4/2024: Gần 400ha rừng bị suy giảm

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Gần 400ha rừng bị suy giảm do người dân phá, lấn chiếm

Thưa quý vị và bà con, Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk vừa có phản hồi thông tin việc suy giảm gần 400ha rừng tại Trung tâm Bảo tồn Voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng, huyện Buôn Đôn. Theo đó, năm 2023, Hạt Kiểm lâm huyện Buôn Đôn đã xác minh, cập nhật diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm tại Trung tâm Bảo tồn Voi là trên 397ha, trong đó gần 5ha được xác định do phá rừng. Diện tích còn lại, chủ yếu là người dân lấn chiếm trồng các loại cây nông nghiệp, công nghiệp. Vì vậy, Hạt Kiểm lâm sở tại cập nhật vào cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến rừng với nguyên nhân khác. Sở NN-PTNT Đắk Lắk xác định, nguyên nhân dẫn đến diện tích rừng bị suy giảm chủ yếu do người đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc di cư tự do vào dựng nhà, phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy trái phép.

  • Tăng cường kiểm tra, truy quét chống chặt phá rừng trái phép

Cũng liên quan tới việc thực hiện quy định về bảo vệ rừng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên có diện tích đất lâm nghiệp chiếm hơn 80% tổng diện tích tự nhiên. Những năm qua, địa phương luôn chú trọng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Theo Hạt Kiểm lâm huyện Võ Nhai, hằng năm đơn vị đã chỉ đạo tổ kiểm lâm cơ động và phòng chữa cháy rừng, các trạm kiểm lâm tăng cường kiểm tra, truy quét chống chặt phá rừng trái phép. Chỉ tính riêng năm 2023, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 52 vụ vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng. Trong đó, 6 vụ có dấu hiệu tội phạm đã được chuyển hồ sơ cho cơ quan cảnh sát điều tra và xử lý hành chính 46 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 210 triệu đồng.

  • Quảng Bình nâng cao trữ lượng carbon rừng

Với hoạt động chia trả giảm phát thải, Quảng Bình hiện có hơn 590.000 ha rừng, trong đó khoảng 469.000ha rừng tự nhiên. Giai đoạn 2023 - 2025, Quảng Bình được phân bổ từ nguồn thỏa thuận chi trả giảm phát thải cho đối tượng rừng tự nhiên hơn 235 tỷ đồng. Đến nay, quỹ bảo vệ, quản lý rừng đã thực hiện chi trả 68 tỷ đồng cho các đối tượng được hưởng lợi. Chi cục Kiểm lâm tỉnh này cho biết, Quảng Bình sẽ mở rộng đối tượng rừng, đánh giá diện tích hợp lệ và ước tính tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính từ việc thực hiện các hoạt động trồng rừng mới theo tiêu chuẩn quốc tế, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn để nâng cao trữ lượng carbon rừng.

  • Nâng tầm tài nguyên rừng Nghệ An

Trong lĩnh vực phát triển tài nguyên rừng, Theo thông tin tại Hội nghị sơ kết thực hiện Chỉ thị về đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng thâm canh chất lượng cao gắn với cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững và công nghiệp chế biến lâm sản giai đoạn 2021 – 2025 của tỉnh Nghệ An, Qua 2 năm triển khai, địa phương đã gặt hái được nhiều tín hiệu tích cực, bức tranh lâm nghiệp có nhiều khởi sắc mang tính căn cơ. Điều này được thể hiện qua chỉ số trồng rừng tập trung đạt hơn 62.700 ha /55.000 ha hế hoạch, đạt hơn 110%; khai thác gỗ rừng trồng trên 4,9 triệu m3, đạt 106% kế hoạch, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2021-2023 đạt trên 780 triệu USD. Không những vậy, hiện Nghệ An có hơn 32.000 ha rừng trồng gỗ lớn, chiếm 20% rừng trồng của cả tỉnh.

  • Lợi ích kép từ việc giao khoán bảo vệ rừng

Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng, giai đoạn 2023 - 2025, hơn 300 hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã nhận khoán bảo vệ gần 9.500ha rừng tự nhiên từ các đơn vị chủ rừng nhà nước, UBND cấp xã. Việc giao khoán bảo vệ rừng mang lại lợi ích kép khi các đơn vị có thêm nhân lực để giữ rừng, còn người dân nhận khoán có thêm thu nhập. Để công tác giao khoán bảo vệ rừng đạt hiệu quả, Sở NN-PTNT Khánh Hòa cũng đã ban hành nhiều văn bản đôn đốc các đơn vị tuyên truyền, hướng dẫn và tăng cường hỗ trợ những hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng được giao khoán theo quy định. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả giao khoán bảo vệ rừng của từng đơn vị, địa phương.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/4/2024: Gần 400ha rừng bị suy giảm

Gần 400ha rừng bị suy giảm do người dân phá, lấn chiếm; Tăng cường kiểm tra, truy quét chống chặt phá rừng trái phép; Quảng Bình nâng cao trữ lượng carbon rừng.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Xuất siêu nông lâm thủy sản đạt hơn 15 tỷ USD
Thời sự

Xuất siêu nông lâm thủy sản đạt hơn 15 tỷ USD; Chủ thể OCOP cần sẵn sàng hành trang lên ‘chuyến tàu tốc hành’; Ngăn chặn nhập lậu động vật qua biên giới.

Xuất siêu nông lâm thủy sản đạt hơn 15 tỷ USD
Thời tiết nông vụ ngày 01/11/2024: Gió lạnh tăng cường, Bắc bộ bớt hanh khô
Thời sự

Trong đợt không khí lạnh này, Bắc bộ thời tiết ít thay đổi. Từ đêm nay, ở Bắc Bộ đêm và sáng sớm trời lạnh, riêng vùng núi đêm và sáng sớm trời rét.

Thời tiết nông vụ ngày 01/11/2024: Gió lạnh tăng cường, Bắc bộ bớt hanh khô