Bản tin Lâm nghiệp ngày 30/1/2024: Xuất khẩu hơn 89.000 tấn quế trong năm 2023

Việt Nam xuất khẩu gần 89.400 tấn quế trong năm 2023; Hoàn thành kế hoạch trồng rừng năm 2023 bằng cây nuôi cấy mô; Phát huy vai trò người bản địa trong bảo vệ rừng.

Quỳnh Anh  | 17:16 30/01/2024

Bản tin Lâm nghiệp ngày 30/1/2024: Xuất khẩu hơn 89.000 tấn quế trong năm 2023

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 30/1/2024: Xuất khẩu hơn 89.000 tấn quế trong năm 2023

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Việt Nam xuất khẩu gần 89.400 tấn quế trong năm 2023

Thưa quý vị và bà con, Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam – VPSA, năm 2023, Việt Nam xuất khẩu được gần 89.400 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 261 triệu USD, tăng 14,6% về lượng và nhưng giảm 10,7% về giá trị so với năm 2022. Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt Nam chiếm 42,6% đạt trên 38.000 tấn, tăng 14% so với năm trước. Tiếp theo là các thị trường Hoa Kỳ, Bangladesh. năm 2023, diện tích quế của Việt Nam ước đạt 180 nghìn ha. Diện tích quế tăng trong những năm gần đây do thời điểm năm 2018 giá quế ở mức cao, nên người nông dân bắt đầu mở rộng trồng.

  • Hoàn thành kế hoạch trồng rừng năm 2023 bằng cây nuôi cấy mô

Trong lĩnh vực trồng rừng, từ năm 2015 đến tháng 1/2024, BQL rừng phòng hộ Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã hướng dẫn kỹ thuật, cung ứng cây giống, tổ chức cho các hộ nhận khoán đất sản xuất lâm nghiệp trồng mới, trồng lại rừng đã khai thác theo quy định được hơn 3.950ha rừng sản xuất. Nét mới là 3 năm từ 2021-2023, BQL đã trồng được 168ha cây keo nuôi cấy mô, 40ha cây quế chi... Trong đó, năm 2023 ban đã trồng được hơn 100ha cây keo nuôi cấy mô, hoàn thành 100% kế hoạch trồng rừng năm 2023 bằng cây nuôi cấy mô. Kết quả nổi bật, rừng trồng mới trên địa bàn ban quản lý được chăm sóc đúng quy trình, sinh trưởng, phát triển tốt. Diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất được bảo vệ an toàn, an ninh rừng được giữ vững. Diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt đã và đang được phục hồi, phát triển ổn định.

  • Phát huy vai trò của người dân bản địa trong bảo vệ rừng

Còn đối với công tác bảo vệ rừng đặc dụng, Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn được giao quản lý gần 25.000 ha rừng đặc dụng và đất lâm nghiệp nằm trên địa huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Khu vực này là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Dao, Tày, Mông với hơn 600 hộ. Để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, Ban Quản lý Khu Bảo tồn xác định việc phát huy vai trò của người dân sống gần rừng giữ vai trò quyết định. Theo đó, đơn vị đã xây dựng và tổ chức thực hiện phương án khoán bảo vệ rừng cho 13 cộng đồng thôn với tổng diện tích trên 22.000 ha. Khu bảo tồn đã thành lập 9 tổ bảo vệ rừng chuyên trách, 13 tổ bảo vệ rừng cộng đồng, với tổng số 175 thành viên là người dân bản địa cùng tham gia tuần tra, bảo vệ rừng.

  • Hình thành mạng lưới sản xuất và cung ứng giống cây lâm nghiệp chất lượng

Là tỉnh có lợi thế về lâm nghiệp, Yên Bái có gần 433.600ha rừng, trong đó rừng tự nhiên trên 245.580ha, rừng trồng trên 188.000ha, mỗi năm toàn tỉnh trồng mới trên 15.000ha rừng. Xác định nguồn cây giống là yếu tố đặc biệt quan trọng để nâng cao chất lượng rừng trồng, ngành nông nghiệp tỉnh đã chủ động chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng lâm nghiệp, thay thế những cây có hiệu quả kinh tế thấp bằng những cây cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Hình thành mạng lưới sản xuất và cung ứng giống cây lâm nghiệp đảm bảo chất lượng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 29 giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận. Nguồn giống này là cơ sở để Yên Bái mở rộng và phát triển diện tích rừng gỗ lớn, rừng cấp chứng chỉ FSC.

  • Bắc Kạn chỉ có 8 cơ sở chế biến gỗ có giấy chứng nhận đăng ký

Đối với hoạt động sản xuất, chế biến gỗ, toàn tỉnh Bắc Kạn hiện có gần 270 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ, chủ yếu là sản xuất ván bóc, dăm, ván dán, đũa gỗ, hạt gỗ. Tuy nhiên, trong đó, chỉ có 8 cơ sở chế biến gỗ có quy mô lớn và được cấp Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án. Còn lại các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, sản xuất đồ mộc gia dụng phục vụ nhu cầu của Nhân dân địa bàn tỉnh, đặc biệt có đến 158 cơ sở là sản xuất ván bóc, dăm gỗ là sản phẩm sơ chế, nguyên liệu gỗ phục vụ sản xuất ván dán, ván dăm. Hiện, các nhà máy đi vào hoạt động ổn định, sản phẩm có thị trường tiêu thụ tốt trong và ngoài nước.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 30/1/2024: Xuất khẩu hơn 89.000 tấn quế trong năm 2023

Việt Nam xuất khẩu gần 89.400 tấn quế trong năm 2023; Hoàn thành kế hoạch trồng rừng năm 2023 bằng cây nuôi cấy mô; Phát huy vai trò người bản địa trong bảo vệ rừng.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời sự

Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng
Thời sự

Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.

Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng