Bản tin Lâm nghiệp ngày 30/11/2023: Trồng 191.000 cây xanh tại rừng đầu nguồn trong 3 năm

Trồng 191.000 cây xanh tại rừng đầu nguồn trong 3 năm; Việt Nam là một trong những quốc gia có diện tích rừng tăng cao nhất thế giới.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Lâm nghiệp ngày 30/11/2023: Trồng 191.000 cây xanh tại rừng đầu nguồn trong 3 năm

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 30/11/2023: Trồng 191.000 cây xanh rừng đầu nguồn trong 3 năm

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Trồng 191.000 cây xanh rừng đầu nguồn trong 3 năm

Thưa quý vị và bà con, tại tọa đàm “Tín chỉ Carbon - Chìa khóa chuyển đổi sang một thế giới phát thải ròng bằng 0” mới đây, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vừa ra mắt bản đồ số “Vì một Việt Nam xanh”. Bản đồ số cung cấp các thông tin về rừng Việt Nam, kết quả triển khai chương trình “Vì một Việt Nam xanh” và đặc biệt là chương trình “Chung tay phủ xanh Việt Nam” đi vào vận hành sẽ góp phần thúc đẩy tổ chức các hoạt động trồng cây ý nghĩa từ các doanh nghiệp tại các tỉnh, thành trên cả nước.  Trong khuôn khổ chương trình cũng diễn ra Lễ tổng kết chương trình “Triệu cây xanh - Vì một Việt Nam xanh”. Trong 3 năm qua, chương trình đã trồng 191.000 cây xanh rừng đầu nguồn tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Thuận và Bình Định. Đây đều là các tỉnh thường xuyên gặp phải ảnh hưởng thời tiết khắc nghiệt như khô hạn, mưa bão, lũ lụt.

  • Việt Nam là một trong những quốc gia có diện tích rừng tăng cao nhất thế giới

Nhờ những nỗ lực trong công tác trồng rừng, Việt Nam hiện có 14,79 triệu ha rừng, tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 42%. Theo báo cáo của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc về đánh giá tài nguyên rừng toàn cầu, Việt Nam là một trong 10 quốc gia trên thế giới có diện tích rừng tăng cao nhất, có diện tích rừng trồng lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó, ước tính có khoảng 25 triệu người, với trên 12 triệu là đồng bào dân tộc thiểu số đang sống gần rừng, hàng ngày thực hiện hoạt động hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp từ rừng. Ngoài ra, hoạt động lâm nghiệp còn được thực hiện tại các khu công nghiệp chế biến lâm sản, các làng nghề sử dụng các nguyên liệu từ rừng để chế biến lâm sản. Những kết quả này cho thấy ngành Lâm nghiệp đang đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp đầu vào cho các ngành kinh tế khác phát triển.

  • Di tích quốc gia đặc biệt cảnh báo cháy rừng cấp 5

Đến với những tin tức về công tác phòng chống cháy rừng trong mua hanh khô, thưa quý vị, Quần thể di tích, lịch sử và danh thắng An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương là một trong 85 di sản quốc gia đặc biệt. Tại thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, đền Cao An Phụ được bao bọc xung quanh là rừng. Trong tháng 11 này, toàn tỉnh Hải Dương đều không mưa hoặc mưa nhỏ, thời tiết hanh khô nên nguy cơ cháy rừng rất cao. Tỉnh Hải Dương đã dự báo cháy rừng của thành phố Chí Linh và thị xã Kinh Môn, trong đó có khu vực đền Cao An Phụ ở cấp V - cấp cực kỳ nguy hiểm. Trước tình trạng này, Hạt Kiểm lâm thị xã Kinh Môn đã phối hợp với Ban quản lý di tích đền Cao An Phụ và phường An Sinh tăng cường tuyên truyền và phát thanh trên loa truyền thanh. Đồng thời, tuần tra thường xuyên các điểm có nguy cơ cao về cháy rừng mỗi ngày, nhắc nhở du khách thực hiện tốt phòng cháy chữa cháy rừng.

  • Chủ động phòng cháy rừng đầu mùa hanh khô

Tương tự, huyện Mường Tè là địa phương có diện tích rừng lớn nhất tỉnh Lai Châu, với tổng diện tích gần 268.000ha. Với phương châm "phòng là chính", ngay trong những ngày đầu mùa khô hanh này, lực lượng kiểm lâm huyện đã thường xuyên phối hợp với chính quyền các địa phương xuống các bản tổ chức tuyên truyền, nâng cao ý thức, nhận thức về phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân và tổ chức tuần tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, khống chế cháy rừng. Hạt Kiểm lâm huyện này cũng chỉ đạo kiểm lâm địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân, hướng dẫn bà con các biện pháp bảo vệ rừng và xử lý thực bì, trồng rừng để không cháy lan vào rừng. Phối hợp với các xã, thị trấn xác định các lực lượng, sẵn sàng ứng phó khi có cháy rừng xảy ra.

  • Trung bình mỗi năm Phú Thọ trồng mới hơn 9 nghìn ha rừng

Trong lĩnh vực trồng mới, chăm sóc và bảo vệ rừng, tại Phú Thọ, diện tích đất rừng sản xuất trên 120.000ha là thế mạnh để địa phương này đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp, tăng thu nhập cho người dân các địa phương. Những năm qua, tỉnh đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp, các địa phương thực hiện nhiều giải pháp nâng cao giá trị rừng trồng trên cùng một đơn vị sản xuất, hướng đến mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững. Cụ thể, để nâng cao giá trị rừng sản xuất, hàng năm, ngành Nông nghiệp tỉnh Phú Thọ nỗ lực duy trì diện tích rừng, chú trọng trồng bổ sung đi đôi với công tác thâm canh, chăm sóc để rừng đạt năng suất, sản lượng cao, ổn định. Giai đoạn 2021 - 2023, trung bình mỗi năm toàn tỉnh trồng mới 9,27 nghìn ha, chăm sóc 28.000ha rừng sản xuất, sản lượng gỗ khai thác đạt khoảng một triệu m3/năm.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 30/11/2023: Trồng 191.000 cây xanh tại rừng đầu nguồn trong 3 năm

Trồng 191.000 cây xanh tại rừng đầu nguồn trong 3 năm; Việt Nam là một trong những quốc gia có diện tích rừng tăng cao nhất thế giới.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Thời sự

Nguồn vốn xã hội hóa để bảo vệ, trồng mới rừng chiếm hơn 40%; Quảng Bình lan tỏa mô hình trồng rừng gỗ lớn; Kiểm định chất lượng giống cây lâm nghiệp đạt 100%.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi
Thời sự

Mưa dông tàn phá cánh rừng hồi hàng chục năm tuổi; Trồng rừng, phục hồi rừng, giảm phát thải khí nhà kính; Người dân Yêu Bái chưa mạnh dạn trong trồng rừng gỗ lớn.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi