Bản tin Lâm nghiệp ngày 6/6/2024: ‘Vá áo’ cho những cánh rừng Tây Bắc

‘Vá áo’ cho những cánh rừng Tây Bắc; Bà con dân tộc thiểu số thoát nghèo nhờ bảo vệ rừng; Hạn chế tối đa chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Lâm nghiệp ngày 6/6/2024: ‘Vá áo’ cho những cánh rừng Tây Bắc

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 6/6/2024: ‘Vá áo’ cho những cánh rừng Tây Bắc

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp

  • ‘Vá áo’ cho những cánh rừng Tây Bắc

Thưa quý vị và bà con, Nhằm phục hồi 500 ha rừng trên hành lang núi đá nối giữa huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình và huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, từ năm 2022, Trung tâm Con người và Thiên nhiên khởi động chương trình “Rừng Xanh Lên” với nhiều chương trình trồng rừng được triển khai. Tiếp tục chặng đường “vá áo” cho những cánh rừng Tây Bắc, đồng thời hưởng ứng Ngày môi trường thế giới với chủ đề “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá”, Trung tâm Con người và Thiên nhiên phối hợp với chính quyền địa phương vừa tổ chức Chương trình Rừng Xanh Lên 2024. Chương trình đã trồng được tổng cộng 25 ha rừng bao gồm 10 ha rừng tại bản Pa Cốp, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La và 15 ha rừng thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.

    • Bà con dân tộc thiểu số thoát nghèo nhờ bảo vệ rừng

    Bao năm qua, đồng bào các dân tộc thiểu số Pà Thẻn, Dao, Tày, Nùng của xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang sinh sống giữa mênh mông, bạt ngàn núi rừng. Coi rừng là tài nguyên quý báu và nỗ lực bảo vệ, trong 10 năm qua, số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn xã Tân Bắc tăng lên mỗi năm. Cuối năm 2023, các tổ bảo vệ rừng và các hộ dân của xã nhận được hơn 700 triệu đồng tiền dịch vụ môi trường rừng theo kế hoạch chi trả năm 2022. Những nỗ lực, đóng góp của cộng đồng dân cư trong bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, tái sinh rừng là việc làm rất quan trọng để giữ rừng và trở thành động lực giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

  • Hạn chế tối đa chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên

Trong lĩnh vực phát triển thị trường tín chỉ carbon, UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Công văn về việc tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon, thúc đẩy phát triển thị trường carbon trên địa bàn. Trong đó, yêu cầu các cơ quan, địa phương quản lý chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên hiện có, hạn chế tối đa chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, từng bước hạn chế tình trạng suy thoái rừng và suy thoái đất. Đến năm 2030, cơ bản đẩy lùi tình trạng mất rừng, suy thoái tài nguyên rừng, suy thoái đất và sa mạc hóa, bảo đảm hài hòa phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, đóng góp hiệu quả vào việc thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính. Thực hiện biện pháp lâm sinh để phục hồi, nâng cấp chất lượng rừng, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế, tính bền vững của rừng trồng.

  • Lào Cai có 121 dự án chuyển mục đích sử dụng rừng

Thông tin về hoạt động chuyển mục đích sử dụng rừng, Theo báo cáo của UBND tỉnh Lào Cai, từ năm 2018 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 121 dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác với hơn 970 ha. Cũng từ năm 2018 đến nay, toàn tỉnh tổ chức trồng rừng thay thế hơn 690 ha. Theo đánh giá, công tác trồng rừng thay thế trên địa bàn đã góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ nguồn nước khu vực đầu nguồn, đảm bảo cân bằng sinh thái, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, góp phần hoàn thành mục tiêu nâng độ che phủ rừng toàn tỉnh hết năm 2023 đạt 58,5% và phấn đấu đạt 60% vào năm 2025. Tuy nhiên, công tác trồng rừng thay thế chuyển mục đích sử dụng rừng trên địa bàn còn chậm, chưa đáp ứng so với tiến độ và kinh phí còn tồn.

  • Rừng ngập mặn suy giảm do nuôi tôm tự phát

Thưa quý vị, Trước sức ép về kinh tế, nhất là “làn sóng” mở rộng hồ nuôi tôm, phát triển các dự án hạ tầng, nhiều diện tích rừng ngập mặn nguyên sinh ở Nam Trung Bộ bị hủy hoại, hệ sinh thái rừng suy giảm nhanh. Như tại Bình Định và Phú Yên, phong trào nuôi tôm đã khiến rừng ngập mặn ở hai địa phương này suy giảm nhanh chóng. Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định, trước năm 1975, tại khu vực đầm Thị Nại và Đề Gi có 1.000ha rừng ngập mặn nhưng hiện chỉ còn 98ha. Còn tại tỉnh Phú Yên, trước đây rừng ngập mặn của tỉnh có 13 loài chính thức và 22 loài đi kèm. Tuy nhiên, hiện nay, số loài còn lại là rất ít, chỉ ghi nhận 2 loại cây chủ yếu là giá và đước vòi còn ở đầm Ô Loan.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 6/6/2024: ‘Vá áo’ cho những cánh rừng Tây Bắc

‘Vá áo’ cho những cánh rừng Tây Bắc; Bà con dân tộc thiểu số thoát nghèo nhờ bảo vệ rừng; Hạn chế tối đa chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Báo chí và nghề nông
Thời sự

Thành công của nông nghiệp Việt Nam hôm nay, hành trình tri thức hóa nông dân và sự kết nối, tiêu thụ nông sản đều có dấu ấn của báo chí, truyền thông.

Báo chí và nghề nông
Quy định mới của EU với xuất khẩu sản phẩm chế biến
Thời sự

Quy định mới của EU với xuất khẩu sản phẩm chế biến; Báo chí cùng ‘dãi nắng, dầm mưa’ với nông dân; Người thuê đất 'bẻ kèo' vì cam rớt giá.

Quy định mới của EU với xuất khẩu sản phẩm chế biến