Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/6/2024: Nhân rộng quy chế sử dụng tiền môi trường rừng

Nhiều cộng đồng xây dựng quy chế sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng; Nghệ An: Cảnh báo cháy rừng lên cấp nguy hiểm; Giữ mật độ hợp lý để bảo vệ cây rừng.

Quỳnh Anh  | 16:04 03/06/2024

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/6/2024: Nhân rộng quy chế sử dụng tiền môi trường rừng

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/6/2024: Nhân rộng quy chế sử dụng tiền môi trường rừng

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp

  • Ứng dụng khoa học, phát triển ngành lâm nghiệp hiệu quả cao, bền vững

Thưa quý vị và bà con, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cùng Viện Nghiên cứu Lâm sinh thuộc Bộ NN-PTNT vừa tổ chức Hội thảo “Giới thiệu tiến bộ kỹ thuật lĩnh vực lâm nghiệp” để ứng dụng vào sản xuất tại TP Cao Bằng. Tại hội thảo, các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị nghiên cứu, các nhà khoa học, doanh nghiệp và chủ rừng đã cùng thảo luận, phân tích thực trạng, tiềm năng, khó khăn, cơ hội, thách thức. Trong số các tham luận được trình bày, nội dung đáng chú ý là giới thiệu một số giống và tiến bộ kỹ thuật về lâm nghiệp phù hợp với phát triển lâm nghiệp khu vực trung du và miền núi phía bắc.

  • Nhiều cộng đồng xây dựng quy chế sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng

Về nội dung chi trả dịch vụ môi trường rừng, Tỉnh Yên Bái có hơn 694.700 ha rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp. Trong đó, hơn 350.000 ha rừng được giao cho trên 2.000 cộng đồng, tổ chức đoàn thể của các bản quản lý, hằng năm được chi trả từ 90-130 tỷ đồng dịch vụ môi trường rừng. Thực hiện chủ trương về phát triển lâm nghiệp bền vững, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành kế hoạch và chỉ đạo xây dựng, nhân rộng mô hình quy chế quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng tại thôn, bản. Từ 10 mô hình điểm, đến nay, toàn tỉnh có gần 1.100 cộng đồng bản là chủ rừng đã xây dựng quy chế sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng.

  • Nghệ An: Cảnh báo cháy rừng lên cấp nguy hiểm

Thông tin về cảnh báo cháy rừng, Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025 vừa ban hành Thông báo về cảnh báo cháy rừng trên các khu vực rừng địa bàn tỉnh từ ngày 29/5/2024 đến ngày 04/6/2024: Từ Cấp III - Cấp cao đến Cấp IV- Cấp nguy hiểm. Để chủ động ứng phó, hạn chế, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra, Ban Chỉ đạo đề nghị UBND các huyện, thành, thị, lực lượng Kiểm lâm, các đơn vị chủ rừng và các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung thực hiện nghiêm túc quy định về việc tiếp tục quyết liệt triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn. Đồng thời, triển khai tốt công tác cảnh báo cháy rừng tại chòi canh lửa trên địa bàn tỉnh, theo dõi hệ thống thông tin cảnh báo cháy rừng của Cục Kiểm lâm.

  • Giữ mật độ hợp lý để bảo vệ cây rừng

Trong lĩnh vựctrồng rừng, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang xảy ra mưa lớn kèm lốc mạnh đã làm thiệt hại hơn 200 ha rừng bị gẫy đổ, lướt. Ngoài nguyên nhân do mưa bão thì cũng có nhiều hộ trồng dày hơn mật độ khuyến cáo, chưa chú trọng tỉa thưa, tỉa cành để giảm bớt gánh nặng cho cây khi có gió bão lớn. Đến ngày 25/5, toàn tỉnh đã trồng mới hơn 6.300/10.500 ha rừng. Để rừng bén rễ, không bị mưa bão, sâu bệnh gây thiệt hại, ngành Lâm nghiệp, chính quyền các địa phương đang tích cực hướng dẫn người trồng rừng các biện pháp bảo vệ, chăm sóc, trọng tâm là giữ mật độ cỏ hợp lý, không để đất trơ trọi khi mưa gây xói mòn làm cho cây bật rễ, tỷ lệ cây chết rất cao.

  • Phát triển cây trẩu ở Mường Lát

Còn tại Thanh Hóa, thời gian qua, Ban Quản lý rừng phòng hộ Mường Lát đã cùng cấp ủy, chính quyền và Nhân dân huyện Mường Lát nỗ lực bảo vệ và phát triển rừng, đến nay độ che phủ của rừng trên địa bàn đã đạt 77%. Trong số các loại cây trồng tại đây, cây trẩu đang được xác định là cây có giá trị kinh tế, mang lại nguồn thu nhập cho bà con đồng bào vùng cao; là cây tạo được nguồn sinh thủy, có tác dụng cải thiện môi trường, phòng hộ hiệu quả. Do đó, từ đầu năm đến nay, Ban quản lý tiếp tục mở rộng và trồng mới cây trẩu với diện tích 35ha đất rừng phòng hộ và 70ha đất rừng sản xuất. Hiện nay cây trẩu đang được người dân trồng trong rừng sản xuất của hộ gia đình và đã cho thu hoạch 1 năm lên đến 100kg quả/vườn.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/6/2024: Nhân rộng quy chế sử dụng tiền môi trường rừng

Nhiều cộng đồng xây dựng quy chế sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng; Nghệ An: Cảnh báo cháy rừng lên cấp nguy hiểm; Giữ mật độ hợp lý để bảo vệ cây rừng.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM
Thời sự

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM; Phát hiện 850 lượt tàu vi phạm trong năm 2024; Giá nông sản tăng, người dân phá rừng mở rộng diện tích.

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM
Thời tiết nông vụ ngày 20/12/2024: Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống miền Bắc
Thời sự

Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống các tỉnh Bắc bộ, Trung bộ và khuếch tán yếu xuống Nam bộ.

Thời tiết nông vụ ngày 20/12/2024: Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống miền Bắc