Bản tin Lâm nghiệp ngày 7/11/2023: Xuất hiện sâu xanh ăn lá rừng cây bồ đề

Khẩn trương dập dịch sâu xanh ăn trụi lá rừng cây bồ đề; Phát huy giá trị rừng từ dịch vụ du lịch sinh thái; Thừa Thiên - Huế đã chi hơn 320 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng; Nhiều định hướng cho phát triển dược liệu tại Gia Lai; Bắc Kạn quy hoạch hơn 200ha vùng nguyên liệu dược liệu.

Quỳnh Anh  | 13:48 07/11/2023

Bản tin Lâm nghiệp ngày 7/11/2023: Xuất hiện sâu xanh ăn lá rừng cây bồ đề

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 7/11/2023: Xuất hiện sâu xanh ăn lá rừng Bồ đề

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Lào Cai: Khẩn trương dập dịch sâu xanh ăn trụi lá rừng cây Bồ đề

Thưa quý vị và bà con, theo thông tin mới đây từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai, toàn tỉnh này hiện có trên 7.000 ha rừng trồng loài cây Bồ đề, thời gian gần đây, do diễn biến thời tiết bất thường đã phát sinh dịch sâu xanh ăn lá, gây hại trên nhiều diện tích loài cây này. Theo các kỹ sư lâm nghiệp tỉnh Lào Cai, sâu hại cây Bồ đề tên khoa học là Fentonia sp, chỉ ăn lá bồ đề, không ăn các loại lá cây khác. Nếu cây bị nhiều lứa sâu xanh gây hại nặng liên tục có thể không còn khả năng phục hồi và bị chết. Hiện, Chi cục Kiểm lâm tỉnh này đang khẩn trương chỉ đạo các biện pháp phòng trừ sâu hại cây Bồ đề theo 3 biện pháp chủ yếu, trong đó ưu tiên sử dụng biện pháp thủ công trong trường hợp mức độ gây hại nhẹ nhằm bảo vệ môi trường, hạn chế tối đa tác động tiêu cực của thuốc bảo vệ thực vật.

  • Phát huy giá trị rừng từ dịch vụ du lịch sinh thái

Chuyển đến những tin tức về các hoạt động nhằm phát triển Lâm nghiệp bền vững, thưa quý vị, được thành lập vào năm 2002, Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàngcó diện tích trên 2.800 ha, không chỉ được mệnh danh là “lá phổi xanh” của ĐBSCL mà còn là nơi bảo tồn đa dạng sinh học thuộc dạng độc đáo nhất cả nước hiện nay. Nhằm phát huy hết tiềm năng, giá trị của rừng đặc dụng nơi đây. Năm 2021, Đề án du lịch sinh thái Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng đã được UBND tỉnh Hậu Giang phê duyệt. Thông qua hoạt động du lịch sinh thái, giáo dục cho mọi người ý thức bảo vệ môi trường, thực hiện chính sách chia sẻ lợi ích đối với người dân địa phương, tạo việc làm, chuyển đổi ngành nghề cho người dân vùng đệm của Khu bảo tồn. Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.  

  • Thừa Thiên Huế đã chi hơn 320 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng

Còn trong lĩnh vực chi trả dịch vụ môi trường rừng thì tỉnh Thừa Thiên - Huế là địa phương đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận về việc thực hiện các chính sách này. Theo đó, từ năm 2011-2022, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Thừa Thiên - Huế chi hơn 320 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng cho gần 600 chủ rừng là tổ chức, cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình quản lý. Tổng diện tích rừng được chi trả gần 160 nghìn ha/283 nghìn ha rừng của tỉnh, chiếm hơn 54%. Dự kiến, từ năm nay, nguồn thu từ kết quả giảm phát thải khí nhà kính sẽ thực hiện chi trả cho thêm hơn 52 nghìn ha rừng tự nhiên khác, đạt 100% diện tích rừng tự nhiên được chi trả. Qua đó góp phần nâng tổng diện tích rừng được chi trả lên gần 211 nghìn ha rừng, chiếm hơn 75% diện tích rừng toàn tỉnh.

  • Nhiều định hướng cho phát triển dược liệu tại Gia Lai

Đối với kinh tế lâm nghiệp, phát triển cây dược liệu là nội dung được nhiều địa phương hướng tới để ổn định sinh kế cho người dân. Tại tỉnh Gia Lai, địa phương này có gần 540 loài dược liệu quý hiếm có giá trị sử dụng rộng rãi và có tiềm năng lớn để phát triển thành sản phẩm chủ lực... góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội. Do đó, UBND tỉnh này vừa phê duyệt đề án "Bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". Trong đó, đặt mục tiêu đến năm 2030, phát triển diện tích trồng cây dược liệu của tỉnh đạt khoảng 20.000 ha. Để hiện thực hóa đề án này, Gia Lai cần hình thành ít nhất 6 cơ sở sản xuất giống dược liệu để cung cấp cây giống chất lượng cao, xây dựng thương hiệu ít nhất 4 sản phẩm dược liệu và có thêm 10 sản phẩm dược liệu được tạo ra gắn với chương trình OCOP của tỉnh.

  • Bắc Kạn quy hoạch hơn 200ha vùng nguyên liệu dược liệu

Tương tự, tỉnh Bắc Kạn hiện có trên 1.000ha cây dược liệu thuộc 190 họ thực vật, trong đó có nhiều loài quý mọc dưới tán rừng tự nhiên như cây ba kích, hà thủ ô, bình vôi, bảy lá một hoa, cát sâm, ích mẫu, hồi, quế. Địa phương này đang xây dựng trục sản phẩm quốc gia từ cây dược liệu trong những năm tới. Để hiện thực hóa mục tiêu này, tỉnh Bắc Kạn sẽ hỗ trợ 200 tỷ đồng cho các mô hình, hợp tác xã. Cụ thể, tỉnh sẽ quy hoạch 210 ha vùng nguyên liệu, lựa chọn 18 loại dược liệu quý trồng dưới tán rừng, xây dựng nhà máy chế biến, phát triển khu công nghệ cao. Việc hỗ trợ sẽ tập trung trồng cây dược liệu quý theo chuỗi liên kết. Hỗ trợ bảo tồn nguồn gen, nhân giống, trồng trọt, chế biến, sản xuất.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 7/11/2023: Xuất hiện sâu xanh ăn lá rừng cây bồ đề

Khẩn trương dập dịch sâu xanh ăn trụi lá rừng cây bồ đề; Phát huy giá trị rừng từ dịch vụ du lịch sinh thái; Thừa Thiên - Huế đã chi hơn 320 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng; Nhiều định hướng cho phát triển dược liệu tại Gia Lai; Bắc Kạn quy hoạch hơn 200ha vùng nguyên liệu dược liệu.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời sự

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ
Thời sự

Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.

Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ