Bản tin Lâm nghiệp ngày 7/5/2024: Cháy gần 500ha rừng trong 4 tháng đầu năm

Cháy gần 500ha rừng trong 4 tháng đầu năm; Đa số vụ cháy rừng ở Nghệ An không tìm ra nguyên nhân; Trợ lực giúp người dân giữ rừng đặc dụng.

Quỳnh Anh  | 17:11 07/05/2024

Bản tin Lâm nghiệp ngày 7/5/2024: Cháy gần 500ha rừng trong 4 tháng đầu năm

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 7/5/2024: Cháy gần 500ha rừng trong 4 tháng đầu năm

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Cháy gần 500ha rừng trong 4 tháng đầu năm

Theo Cục Kiểm lâm, Bộ NN-PTNT, 4 tháng đầu năm nay, cả nước xảy ra 89 vụ cháy rừng, với diện tích bị ảnh hưởng ước khoảng gần 500ha, chủ yếu là các diện tích rừng trồng, rừng tự nhiên nghèo và rừng non phục hồi. Con số này tăng hơn 25% so với cùng kỳ 2023. Các vụ cháy rừng đã gây ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt, 3 người làm nhiệm vụ chữa cháy rừng đã tử vong. Thống kê của Cục Kiểm lâm cho thấy, việc đốt nương làm rẫy, đốt đồng cỏ gây cháy lan vào rừng chiếm gần 65% số vụ; xử lý thực bì, dọn vườn, sử dụng lửa bất cẩn trong rừng chiếm hơn 20% số vụ. Còn lại xuất phát từ đun nấu, đốt than, đốt cỏ, săn bắt động vật rừng...

  • Đa số vụ cháy rừng ở Nghệ An không tìm ra nguyên nhân

Riêng tại tỉnh Nghệ An, UBND tỉnh này thông tin, toàn tỉnh hiện có gần 15.500 ha rừng trồng thông nhựa, hơn 42.900 ha rừng tre nứa. Do tính chất đặc thù Nghệ An có khí hậu cực kỳ khắc nghiệt, thường xuyên đối diện với nắng nóng, khô hạn kéo dài dẫn đến nguy cơ cháy rừng trên địa bàn ở mức cao. Trên thực tế, vấn nạn “cháy rừng” luôn là nội dung hóc búa với tỉnh Nghệ An và ngành lâm nghiệp địa phương suốt thời gian qua. Riêng năm 2023 tỉnh này ghi nhận 14 vụ cháy, phải điều động hơn 2.700 người tham gia ứng phó… Kết quả điều tra, xác minh không dễ, đến nay mới xử lý 1 vụ, 2 vụ đang đang xử lý, 12 vụ còn lại chưa tìm được nguyên nhân gây ra cháy rừng.

  • Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thu 20 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon

Liên quan tới lĩnh vực tín chỉ carbon rừng, tổng diện tích rừng của Quảng Bình được chi trả từ dịch vụ bán tín chỉ carbon là trên 469.300ha trong tổng số gần 600.000ha rừng tự nhiên. Đến nay, tỉnh Quảng Bình đã được Ngân hàng thế giới chi trả 72/82 tỉ đồng từ việc bán tín chỉ carbon, là tỉnh có tỷ lệ chi trả cao nhất khu vực Miền Trung. Trong đó, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là chủ rừng được chi trả nhiều nhất với 20 tỉ đồng. Trong số hơn 123.000 ha rừng Vườn quốc gia này đang quản lý, có phần lớn diện tích được giao trực tiếp cho các thôn bản ở vùng đệm chăm sóc. Đây chính là lối đi mới mang lại hiệu quả trực tiếp cho những người dân bản địa ở vùng đệm này. Nnguồn thu 20 tỉ đồng từ việc việc bán tín chỉ carbon sẽ giúp họ có tiền mà không cần phải khai thác sản phẩm từ rừng.

  • Trợ lực giúp người dân giữ rừng đặc dụng

Trong lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng, năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng. Từ đó đến nay, Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã giao khoán bảo vệ rừng đặc dụng và hỗ trợ phát triển cộng đồng thôn vùng đệm. Theo đó, một thôn mỗi năm được hỗ trợ 40 triệu đồng để đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, đời sống người dân từng bước cải thiện, việc giữ rừng cũng tốt hơn. Ngoài gói hỗ trợ 40 triệu đồng/thôn, những năm qua, Vườn quốc gia Ba Bể còn thực hiện giao khoán hơn 9.400ha rừng đặc dụng. Từ khi giao khoán người dân đã tích cực tham gia bảo vệ rừng, nhờ đó nhiều năm nay không xảy ra điểm nóng về phá rừng.

  • Bình Thuận xảy ra nhiều vi phạm trong lâm nghiệp

Về nội dung thực hiện Luật lâm nghiệp, trong 4 tháng đầu năm 2024, lực lượng quản lý bảo vệ rừng toàn tỉnh Bình Thuận đã phát hiện, lập hồ sơ xử lý vi phạm Luật Lâm nghiệp 136 vụ, đã xử lý vi phạm hành chính 85 vụ; lâm sản tịch thu hơn 100 m3 gỗ các loại. Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Thuận, thời gian qua tình trạng phá rừng, lấn, chiếm đất rừng, đặc biệt là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá nhân, hộ gia đình chồng lấn vào diện tích đất quy hoạch 3 loại rừng vẫn xảy ra. Nhiều vụ tranh chấp đất rừng vẫn chưa được xử lý, giải quyết triệt để, dứt điểm. Việc xử lý chủ yếu theo vụ việc, chưa có giải pháp đồng bộ, hiệu quả.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 7/5/2024: Cháy gần 500ha rừng trong 4 tháng đầu năm

Cháy gần 500ha rừng trong 4 tháng đầu năm; Đa số vụ cháy rừng ở Nghệ An không tìm ra nguyên nhân; Trợ lực giúp người dân giữ rừng đặc dụng.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Tăng cường kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm
Thời sự

Tăng cường kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm; Hơn 2 ngày khống chế cháy rừng ở Sin Suối Hồ; Hồ chứa 'no nước' khi bước vào mùa khô.

Tăng cường kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm
Thời tiết nông vụ ngày 21/01/2025: Bắc bộ mờ sương, nền nhiệt tăng nhẹ
Thời sự

Trước khi đợt rét đậm, rét hại quay trở lại, miền Bắc chịu ảnh hưởng bởi gió Đông Nam mang nhiều hơi ẩm, gây nên hiện tượng sương mù vào sáng sớm.

Thời tiết nông vụ ngày 21/01/2025: Bắc bộ mờ sương, nền nhiệt tăng nhẹ