Bản tin Lâm nghiệp ngày 8/11/2023: Diện tích rừng tăng nhanh qua các năm

Diện tích rừng tăng nhanh qua các năm; Hậu Giang tăng gấp đôi diện tích rừng sau 20 năm; Nhiều dự án phục hồi rừng và phát triển sinh kế tại Quảng Nam; Đồng Nai khai thác tiềm năng môi trường sinh thái của rừng; Vườn quốc gia Ba Bể giao khoán hơn 7.000ha rừng cho người dân quản lý.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Lâm nghiệp ngày 8/11/2023: Diện tích rừng tăng nhanh qua các năm

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 8/11/2023: Diện tích rừng tăng nhanh qua các năm

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Diện tích rừng tăng nhanh qua các năm

Thưa quý vị và bà con, thông tin tại tọa đàm trực tuyến chủ đề "Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu" vừa diễn ra, đại diệnCục Kiểm lâm, Bộ NN-PTNT cho biết, thời gian qua, diện tích rừng của chúng ta tăng lên rất nhanh, diện tích rừng trồng tăng 5-5,5% hằng năm, độ che phủ đạt chỉ tiêu của Chính phủ, Quốc hội, tạo việc làm cho hơn 2 triệu nông dân. Rừng trồng là nguồn cung cấp chính cho công nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu. Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo vệ rừng vẫn còn nhiều khó khăn. Hiệu quả của rừng gỗ lớn so với rừng gỗ nhỏ đã được khẳng định, song loại rừng này chưa phát triển tương xứng. Và dù chúng ta có nhiều thành tích về bảo vệ rừng song vẫn tồn tại tình trạng phá rừng, cháy rừng, ảnh hưởng chất lượng rừng.

  • Hậu Giang tăng gấp đôi diện tích rừng sau 20 năm

Cũng liên quan tới việc phát triển diện tích rừng trồng, riêng tại tỉnh Hậu Giang, Chi cục Kiểm lâm tỉnh này cho biết, khi mới thành lập tỉnh vào năm 2004, Hậu Giang có hơn 2.000ha rừng. Đến nay, diện tích có rừng của tỉnh là gần 3.800ha, tăng gần 1.800ha rừng so với cách đây gần 20 năm. Để đạt được kết quả này, cùng với việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch của ngành nông nghiệp, Dự án 661, Dự án Bảo vệ và phát triển rừng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã kiên trì tuyên truyền, vận động người dân phát triển kinh tế lâm nghiệp. Có chính sách khuyến khích trồng cây lâm nghiệp trên đất viên lang bãi bồi, đất vườn tạp và trên diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả. Phát động phong trào trồng cây lâm nghiệp phân tán trên đất bờ kênh, đất công cộng, đất thổ cư… Từ đó diện tích rừng toàn tỉnh tăng lên từng năm.

  • Nhiều dự án phục hồi hừng và phát triển sinh kế tại Quảng Nam

Trong lĩnh vực phục hồi, bảo vệ và phát triển rừng, UBND tỉnh Quảng Nam vừa có buổi làm việc với Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam, gọi tắt là WWF - Việt Nam, trao đổi, thảo luận nội dung các dự án phục hồi rừng và phát triển sinh kế đã hợp tác như dự án dự trữ các-bon và bảo tồn đa dạng sinh học giai đoạn 2, hợp phần 2 của dự án quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam, đẩy mạnh chuỗi cung ứng bền vững, trao quyền cộng đồng, cải thiện khả năng phục hồi rừng và đa dạng sinh học, chia sẻ kiến thức kinh nghiệm xuyên quốc gia, giải cứu sao la khỏi bờ vực tuyệt chủng… Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - Hồ Quang Bửu bày tỏ vui mừng trước kết quả các dự án đã và đang triển khai tại Quảng Nam từ sự hợp tác giữa tỉnh và WWF - Việt Nam. Đồng thời, mong muốn triển khai thêm nhiều dự án thông qua WWF - Việt Nam trong thời gian tới.

  • Đồng Nai khai thác tiềm năng môi trường sinh thái của rừng

Nhằm khai thác tiềm năng môi trường sinh thái tự nhiên của khu rừng, sau khi phê duyệt Đề án du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí của Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, giai đoạn 2021-2030, UBND tỉnh Đồng Nai vừa thống nhất sẽ phê duyệt chủ trương Dự án du lịch sinh thái nghỉ dưỡng The Coi. Theo đó, dự án sẽ thuê 10 điểm trong rừng phòng hộ Tân Phú với tổng diện tích khoảng 480ha, xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong khu vực thuê môi trường rừng. Các công trình xây dựng sẽ được bố trí trên diện tích đất trống, trảng cỏ, cây bụi không có khả năng tự phục hồi để phù hợp với quan điểm phát triển bền vững, không phá vỡ cảnh quan môi trường, không chặt phá rừng, các công trình dựa vào thiên nhiên, hài hòa với cảnh quan môi trường.

  • Vườn quốc gia Ba Bể giao khoán hơn 7.000ha rừng cho người dân quản lý

Còn đối với công tác bảo vệ rừng tại các tỉnh miền núi phía Bắc, thưa quý vị, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn hiện có gần 58.000ha rừng, chiếm trên 89% tổng diện tích tự nhiên. Rừng tự nhiên phân bố ở tất cả các xã với nhiều loài gỗ quý như: Lát, đinh, lim, sến, táu, dẻ… Trong đó, Ban Quản lý Vườn quốc gia Ba Bể, hiện được giao quản lý diện tích trên 10.000ha. Để bảo vệ diện tích rừng đã được giao có hiệu quả, Ban Quản lý VQG Ba Bể đã thực hiện giao khoán quản lý bảo vệ rừng với người dân được hơn 7.100ha cho 39 nhóm/tổ. Triển khai thực hiện các chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng tại 45 cộng đồng thôn bản… Nhờ việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đã đề ra nên từ đầu năm đến nay, Ba Bể đã phát hiện, lập biên bản hồ sơ 37 vụ việc vi phạm Luật Lâm nghiệp. Trong đó, đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 31 vụ việc, thu nộp ngân sách gần 250 triệu đồng.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 8/11/2023: Diện tích rừng tăng nhanh qua các năm

Diện tích rừng tăng nhanh qua các năm; Hậu Giang tăng gấp đôi diện tích rừng sau 20 năm; Nhiều dự án phục hồi rừng và phát triển sinh kế tại Quảng Nam; Đồng Nai khai thác tiềm năng môi trường sinh thái của rừng; Vườn quốc gia Ba Bể giao khoán hơn 7.000ha rừng cho người dân quản lý.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Thời sự

Nguồn vốn xã hội hóa để bảo vệ, trồng mới rừng chiếm hơn 40%; Quảng Bình lan tỏa mô hình trồng rừng gỗ lớn; Kiểm định chất lượng giống cây lâm nghiệp đạt 100%.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi
Thời sự

Mưa dông tàn phá cánh rừng hồi hàng chục năm tuổi; Trồng rừng, phục hồi rừng, giảm phát thải khí nhà kính; Người dân Yêu Bái chưa mạnh dạn trong trồng rừng gỗ lớn.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi