Bản tin Thủy sản ngày 1/12/2023: Xuất khẩu tôm sang Vương quốc Anh sẽ phục hồi sớm hơn

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Vương quốc Anh sẽ phục hồi sớm hơn thị trường khác; Nghệ An sẽ giảm dần tàu cá khai thác hải sản ảnh hưởng đến môi trường.

Quỳnh Anh  | 13:03 01/12/2023

Bản tin Thủy sản ngày 1/12/2023: Xuất khẩu tôm sang Vương quốc Anh sẽ phục hồi sớm hơn

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 1/12/2023: Xuất khẩu tôm sang Vương quốc Anh sẽ phục hồi sớm hơn

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Anh sẽ phục hồi sớm hơn thị trường khác

Mở đầu là thông tin về hoạt động xuất khẩu, thưa quý vị,Vương quốc Anh là thị trường đơn lẻ lớn thứ 6 về nhập khẩu tôm của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 5,6% trong tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam đi các thị trường. Từ đầu năm tới nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Anh không ổn định, tăng giảm thất thường, tuy nhiên Anh vẫn được đánh giá là thị trường quan trọng của tôm Việt Nam với nhiều ưu đãi trong quan hệ thương mại song phương giữa hai nước. Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Anh đạt 159 triệu USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự báo, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Anh sẽ phục hồi sớm hơn các thị trường khác. Giai đoạn 2022-2025, xuất khẩu tôm sang thị trường này có thể duy trì tăng trưởng dương trung bình khoảng trên 10%/năm.

  • Nghệ An sẽ giảm dần tàu cá khai thác hải sản ảnh hưởng đến môi trường

Thông tin về các hoạt động hướng tới phát triển thủy sản bền vững, thưa quý vị, UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Kế hoạch về việc triển khai thực hiện Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch đề ra mục tiêu từng bước giảm dần tàu cá sử dụng nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái, hằng năm cắt giảm tối thiểu 1,5% đối với tàu hoạt động vùng khơi, 4-5% đối với tàu vùng lộng, vùng ven bờ. Phấn đấu đến hết năm 2025 cắt giảm được 184 tàu và hết năm 2030 cắt giảm được 672 tàu cá đang hoạt động. Chuyển đổi 20 tàu làm nghề lưới kéo khai thác vùng khơi sang nghề lồng bẫy, chụp, vây, câu, dịch vụ hậu cần, lưới rê. Chuyển đổi 100 tàu khai thác vùng biển ven bờ, vùng lộng đang khai thác hải sản sang nghề khác.

  • Thanh Hóa còn hơn 3.100 ô, lồng nuôi cá tự phát, ngoài quy hoạch

Còn tại tỉnh Thanh Hóa, thị xã Nghi Sơn là nơi duy nhất của tỉnh phát triển nghề nuôi cá đặc sản bằng lồng trên biển. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng tại địa phương đang bộc lộ nhiều nguy cơ tiềm ẩn, phát triển thiếu tính bền vững, không theo quy hoạch, thiếu định hướng về thị trường. Do đó, UBND thị xã Nghi Sơn đã ban hành kế hoạch xử lý tình trạng nuôi cá lồng tự phát, không có quy hoạch trên địa bàn, lộ trình từ năm 2022-2025 sẽ giải bản toàn bộ các ô lồng nuôi cá không đúng quy hoạch. Đồng thời tuyên truyền, vận động các hộ nuôi cá lồng ký cam kết tự tháo dỡ lồng nuôi sau khi vụ nuôi 2023 kết thúc cũng như không thả thêm con giống. Đến nay, sau khi tiến hành giải bản được 460 ô, lồng nuôi cá, trên địa bàn thị xã Nghi Sơn vẫn còn tồn tại hơn 3.100 ô, lồng nuôi cá tự phát, ngoài quy hoạch.

  • Khoảng 400 tấn tôm cần thiêu thụ tới cuối năm

Thời gian qua, những khó khăn trong quá trình xuất khẩu đã ảnh hưởng lớn tới người dân nuôi tôm hùm tại nước ta. Khánh Hòa hiện đang là địa phương nuôi nhiều tôm hùm nhất cả nước và chủ yếu nuôi tại vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh. Hiện, toàn huyện Vạn Ninh có khoảng 35.000 ô lồng nuôi tôm hùm, trong đó khoảng gần 50% nuôi tôm hùm bông, tập trung nhiều tại xã Vạn Thạnh. Theo phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh, từ nay đến cuối năm, huyện có khoảng 400 tấn tôm thương phẩm cần tiêu thụ. Trong khi tôm khó tiêu thụ thì hằng ngày, người nuôi vẫn phải cho ăn, chi phí rất tốn kém. Từ nay đến Tết Nguyên đán, nếu không có phương án giải quyết tình trạng này thì người nuôi tôm sẽ càng khó khăn.

  • Hà Tĩnh: Cảnh báo sớm dịch bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi

Cuối cùng là thông tin về công tác giám sát dịch bệnh trên thủy sản, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Tĩnh vừa phối hợp với các huyện ven biển tổ chức lấy mẫu nước, mẫu tôm để giám sát dịch bệnh chủ động cho hơn 400 ha tôm vụ đông. Tại 7 vùng nuôi tôm tập trung có nguy cơ cao trên địa bàn, Chi cục đã lấy các mẫu tôm Post, mẫu nước và tôm nuôi thương phẩm để giám sát các dịch bệnh nguy hiểm, thường gặp trên tôm nuôi như bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính, vi bào tử trùng. Việc chạy mẫu xét nghiệm, quan trắc định kỳ này sẽ cảnh báo sớm các yếu tố bất lợi có thể tác động đến hoạt động sản xuất, góp phần giúp.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 1/12/2023: Xuất khẩu tôm sang Vương quốc Anh sẽ phục hồi sớm hơn

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Vương quốc Anh sẽ phục hồi sớm hơn thị trường khác; Nghệ An sẽ giảm dần tàu cá khai thác hải sản ảnh hưởng đến môi trường.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời sự

Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng
Thời sự

Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.

Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng