Xây dựng mã số vùng trồng, nông sản tăng bền giá trị

Để sản xuất bền vững và mở rộng xuất khẩu nông sản, nhiều hộ, HTX và doanh nghiệp tại Gia Lai đã chủ động xây dựng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói.

Tuấn Anh  | 15:27 30/11/2023

Xây dựng mã số vùng trồng, nông sản tăng bền giá trị

Tự động

Xây dựng mã số vùng trồng, nông sản tăng bền giá trị

Nhạc hiệu:

Nhạc nền:

MC1: Thưa quý vị và bà con! Để sản xuất bền vững và hướng đến xuất khẩu chính ngạch nông sản, nhiều hộ, HTX và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã chủ động xây dựng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói. Việc xây dựng mã số vùng trồng còn góp phần quản lý người sản xuất theo quy trình đảm bảo an toàn thực phẩm và làm thay đổi nhận thức của người dân, doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp bền vững. Ghi nhận của phóng viên Tuấn Anh.

MC2:

Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Hưng Sơn (huyện Đăk Đoa) là một trong những đơn vị có sự đột phá khi xây dựng được 7 mã số vùng trồng và 3 cơ sở đóng gói trên diện tích hơn 400ha chuối để phục vụ cho thị trường xuất khẩu.

Hiện toàn bộ diện tích chuối đang trong giai đoạn thu hoạch với sản lượng từ 22.000 tấn đến 25.000 tấn/năm, với doanh thu đạt từ 12-15 triệu USD/năm. Trong đó, công ty xuất khẩu trực tiếp vào thị trường lớn như Trung Quốc với thị phần xuất khẩu chiếm 50%. Ngoài ra, công ty còn có thị phần xuất khẩu vào các thị trường khó tính như: Hàn Quốc Nhật Bản, Kuwait...

Ông Lê Hoàng Linh, Giám đốc trang trại chuối của công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Hưng Sơn cho biết, để nâng cao chất lượng sản phẩm hướng tới thị trường xuất khẩu, thời gian qua công ty đã đẩy mạnh việc xây dựng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói. Với việc có mã số vùng trồng, sản phẩm chuối của công ty sẽ tự xuất khẩu hàng trực tiếp từ vùng trồng đến các nước trên thế giới. Qua đó, sẽ giảm được được các khâu trung gian, tăng giá trị sản phẩm thậm chí lên gấp đôi so với hàng hóa thông thường. Định hướng trong thời gian tới, ông Linh cho biết:

Băng 1: Phỏng vấn ông Lê Hoàng Linh, Giám đốc trang trại chuối của công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Hưng Sơn:

Trong thời gian tới, Công ty Nông nghiệp công nghệ cao Hưng Sơn theo định hướng tiếp tục mở rộng diện tích ra nữa và khi mở diện tích thì công ty sẽ tiếp tục tuân thu theo nhưng quy trình chặt chẽ để từ đó nhân cái mã số vùng trồng thêm nhiều.

MC: Là địa phương có nhiều mã vùng trồng nhất tại tỉnh Gia Lai, thời gian qua huyện Đăk Đoa thường xuyên tổ chức kết nối với các doanh nghiệp đăng ký mã vùng trồng cho người dân, HTX trên địa bàn. Đến nay, huyện Đăk Đoa đã có 20 mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói cho nông sản trên địa bàn cho chủ yếu 3 loại nông sản là chanh dây, chuối và sầu riêng.

Chia sẻ về ý nghĩ của mã số vùng trồng, ông Nguyễn Kim Anh, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Đăk Đoa cho biết:

Băng 2: Phỏng vấn ông Nguyễn Kim Anh, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Đăk Đoa:

Mục tiêu để cho các mặt hàng nông sản được sản xuất, đưa ra thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được các chủ doanh nghiệp thu mua, đảm bảo vùng nguyên liêu để người ta hợp đồng. Đó là cái sự cần thiết. Và chính nhờ việc đăng ký vùng trồng thì sẽ làm cho các chủ trang trại, hộ gia đình đảm bảo đầu ra một cách ổn định.

MC: Liên quan đến việc xây dựng mã số vùng trồng, ông Trần Xuân Khải, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai cho biết, năm 2023 được xem là năm đột phá của Gia Lai trong việc xây dựng mã số vùng trồng với 114 mã số và 11 cơ sở đóng gói, cao hơn so với 4 năm trước đó cộng lại. Việc xây dựng mã số vùng trồng như một sự đảm bảo cho nông sản Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu vào các nước trên thế giới. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh xây dựng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói là yêu cầu bắt buộc. Trước mắt, tỉnh Gia Lai sẽ tập trung xây dựng mã số vùng trồng cho các sản phẩm mà các nước nhập khẩu yêu cầu. Xa hơn, toàn bộ nông sản của tỉnh Gia Lai phải được xây dựng mã số vùng trồng để đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Băng 3: Phỏng vấn ông Trần Xuân Khải, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai:

Vấn đề xây dựng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu là yêu cầu cấp thiết, tiên quyết. Mã số vùng trồng không những giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm mà giúp nâng cao nhận thức của người dân để người dân tổ chức sản xuất có trách nhiệm với môi trường với xã hội.

MC1: thưa quý vị, theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai, tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã được cấp 209 mã số vùng trồng với tổng diện tích hơn 9.200ha và 33 cơ sở đóng gói nông sản với tổng công suất đóng gói khoảng gần 1.500 tấn quả tươi/ngày. Cùng với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, việc tích cực đẩy nhanh đăng ký mã vùng trồng, cơ sở đóng gói cho nông sản là bước đi quan trọng của tỉnh Gia Lai hướng tới thị trường xuất khẩu. Qua đó, từng bước nâng cao giá trị nông sản của địa phương, từng bước xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững.

Tự động

Xây dựng mã số vùng trồng, nông sản tăng bền giá trị

Để sản xuất bền vững và mở rộng xuất khẩu nông sản, nhiều hộ, HTX và doanh nghiệp tại Gia Lai đã chủ động xây dựng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói.

Tuấn Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Canh tác thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu
Kiến thức

Việc chủ động thay đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với thực tế, áp dụng các phương pháp canh tác thích ứng là hướng đi đúng đắn, phù hợp với tình hình hiện nay.

Canh tác thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu
Cách để một hợp tác xã giảm rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế nuôi tôm
Kiến thức

Trong những năm gần đây, người nuôi tôm luôn đối mặt với nhiều rủi ro, từ rủi ro về môi trường, rủi ro bởi dịch bệnh đến rủi ro về giá cả.

Cách để một hợp tác xã giảm rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế nuôi tôm