Bản tin Thủy sản ngày 10/11/2023: Đồng Tháp Mười 'đói' tôm, cá mùa nước nổi

Bình Định ‘tuýt còi’ nuôi thủy sản tự phát trên đầm Đề Gi; Nông dân thu lãi 250 triệu đồng sau 6 tháng nuôi cua biển; Nuôi tôm vụ đông hiệu quả cao gấp 2 lần chính vụ; Quảng Bình hỗ trợ tàu cá khai thác thủy hải sản vùng khơi.

Quỳnh Anh  | 13:47 10/11/2023

Bản tin Thủy sản ngày 10/11/2023: Đồng Tháp Mười 'đói' tôm, cá mùa nước nổi

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 10/11/2023: Đồng Tháp Mười 'đói' tôm, cá mùa nước nổi

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Đồng Tháp Mười 'đói' tôm, cá mùa nước nổi

Thưa quý vị và bà con, thời điểm này đang vào chính vụ mùa lũ tại ĐBSCL nhưng mực nước đầu nguồn ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp thấp hơn năm ngoái gần 1 mét. Nước lũ thấp kéo theo nguồn lợi thủy sản dần cạn kiệt, khiến đời sống người dân sống dựa vào mùa nước nổi gặp nhiều khó khăn. Theo người dân địa phương, mấy năm trước, vào mùa lũ, bà con có thể kiếm vài chục kg thủy sản mỗi ngày, cho thu nhập năm, bảy trăm nghìn, thậm chí cả triệu đồng. Trong khoảng thời gian này, ban ngày, hàng chục xuồng giăng câu lưới trên đồng. Ban đêm, ánh đèn từ các phương tiện đánh bắt cá tôm lấp lánh khắp cánh đồng, khung cảnh nhộn nhịp như họp chợ. Tuy nhiên, hiện nay không còn cá như trước, người dân ít mặn mà với mùa nước nổi. Nhiều người trẻ chuyển sang nghề khác, có người rời quê đi làm ăn xa.

  • Bình Định ‘tuýt còi’ nuôi thủy sản tự phát trên đầm Đề Gi

Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, những năm gần đây, nhiều ngư dân ở ven đầm Đề Gi thuộc xã Cát Khánh, huyện Phù Cát và xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định tự phát nuôi cá biển và hàu Thái Bình Dương bằng lồng bè trên mặt đầm, cả dưới chân cầu Đề Gi. Hoạt động này dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường biển và cản trở lối tàu cá ra vào Cảng cá Đề Gi thuộc xã Cát Khánh, huyện Phù Cát. Hiện, Chi cục Thuỷ sản Bình Định đã có văn bản đề nghị chính quyền địa phương xử lý các xã có người dân tự phát nuôi thủy sản bằng lồng bè trên đầm Đề Gi. Bởi phạm vi nuôi trồng thủy sản lồng bè tự phát ven đầm Đề Gi và khu vực dưới cầu Đề Gi không nằm trong khu vực biển để nuôi trồng thủy sản.

  • Nông dân thu lãi 250 triệu đồng sau 6 tháng nuôi cua biển

Còn tại tỉnh Hà Tĩnh, trước thực trạng biến đổi khí hậu ngày càng nặng nề, năm 2023, ngành nông nghiệp Hà Tĩnh chuyển giao kỹ thuật nuôi cua biển 2 giai đoạn thích ứng biến đổi khí hậu cho người dân xã Đỉnh Bàn, huyện Thạch Hà, làm tiền đề cho việc chỉ đạo, tuyên truyền ứng dụng khoa học vào sản xuất, tạo điểm tham quan, học tập và giúp bà con có thêm sự lựa chọn. Hộ dân tham gia được hỗ trợ về con giống, thức ăn, các loại vật tư khác. Sau thời gian nuôi gần 6 tháng, cua đạt kích cỡ thương phẩm từ 0,3 - 0,35 kg/con. Hiện người nuôi đang thu tỉa những con cua đã đầy thịt và chắc để xuất bán dần. Qua kiểm tra, nghiệm thu đánh giá kết quả, dự kiến, tỷ lệ sống cua nuôi thương phẩm đạt khoảng 65%, sản lượng thu hoạch khoảng 2 tấn, trừ chi phí, hộ dân thu lãi gần 250 triệu đồng.

  • Nuôi tôm vụ đông hiệu quả cao gấp 2 lần chính vụ

Tiếp tục là những tin tức về hoạt động nuôi trồng thủy sản nhưng với đối tượng nuôi là con tôm thì vài năm trở lại đây, người nuôi tôm trên ao, đầm tại tỉnh Nam Định đã chuyển sang nuôi gối vụ qua đông. Vụ đông năm nay, diện tích nuôi tôm của tỉnh này đạt 400ha, lớn nhất từ trước tới nay. Sở dĩ người nuôi quyết tâm “đánh bạc” với vụ mùa này bởi giá tôm trái vụ khá cao. Ở những thời điểm cuối đông đầu xuân, giá tôm thương phẩm cao hơn từ 1,2-1,5 lần chính vụ. Tôm vụ đông thành công sẽ mang lại hiệu quả gấp 1,5-2 lần nuôi chính vụ và thị trường tiêu thụ thuận lợi. Trước thực tế này, Chi cục Thủy sản Nam Định đã tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến kỹ thuật phòng trừ bệnh cho các hộ nuôi. Khuyến cáo người nuôi chỉ tổ chức nuôi trồng thủy sản qua đông đối với các cơ sở đáp ứng đủ điều kiện, có thể chủ động các biện pháp phòng chống rét cho thủy sản.

  • Quảng Bình hỗ trợ tàu cá khai thác thủy hải sản vùng khơi

Trước bối cảnh đời sống và hoạt động sản xuất của ngư dân gặp nhiều khó khăn, hiện nay nhiều tỉnh, thành đã có các chính sách thiết thực hỗ trợ khai thác thủy sản trên biển. Đơn cử như tại Quảng Bình, UBND tỉnh này vừa ban hành quyết định hỗ trợ kinh phí hơn 16,6 tỷ đồng cho các tàu cá tham gia khai thác thủy hải sản trên các vùng biển xa bờ. Ngoài ra, tỉnh này cũng đang xem xét xây dựng Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ cước phí thuê bao dịch vụ giám sát hành trình tàu cá để hỗ trợ ngư dân trong việc duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của thiết bị giám sát hành trình tàu cá. Hoạt động hỗ trợ cho tàu cá khai thác thủy sản vùng khơi nhằm giúp ngư dân giảm bớt khó khăn khi chi phí chuyến biển tăng, đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời động viên ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển, thúc đẩy phát triển nghề cá trách nhiệm, bền vững.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 10/11/2023: Đồng Tháp Mười 'đói' tôm, cá mùa nước nổi

Bình Định ‘tuýt còi’ nuôi thủy sản tự phát trên đầm Đề Gi; Nông dân thu lãi 250 triệu đồng sau 6 tháng nuôi cua biển; Nuôi tôm vụ đông hiệu quả cao gấp 2 lần chính vụ; Quảng Bình hỗ trợ tàu cá khai thác thủy hải sản vùng khơi.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Cần 'tinh tế' trong lựa chọn công nghệ chế biến rau quả
Thời sự

Lưu ý trong xây dựng cơ sở chế biến rau quả; Hơn 2.000 Hợp tác xã có sản phẩm OCOP; Chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm các vụ cháy rừng tại Sóc Sơn.

Cần 'tinh tế' trong lựa chọn công nghệ chế biến rau quả
Thời tiết nông vụ ngày 13/12/2024: Bắc bộ chìm trong rét 'ngọt'
Thời sự

Không khí lạnh tăng cường mang theo rét buốt ở nhiều khu vực của miền Bắc. Từ đêm nay 13/12, không khí lạnh được tăng cường thêm và ảnh hưởng đến Nam Trung Bộ.

Thời tiết nông vụ ngày 13/12/2024: Bắc bộ chìm trong rét 'ngọt'