Bản tin Thủy sản ngày 11/4/2024: 2 việc phải làm trước lần kiểm tra của EC

2 việc Bình Định phải làm trước khi đón đoàn kiểm tra của EC lần 5; Nắng nóng gay gắt, hàng chục ha tôm nuôi bị bệnh; Báo động suy giảm nguồn lợi thủy sản.

Quỳnh Anh  | 12:33 11/04/2024

Bản tin Thủy sản ngày 11/4/2024: 2 việc phải làm trước lần kiểm tra của EC

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 11/4/2024: 2 việc phải làm trước lần kiểm tra của EC

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • 2 việc Bình Định phải làm trước khi đón đoàn kiểm tra của EC lần 5

Thưa quý vị và bà con, tại buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Định về công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) mới đây, ông Nguyễn Quang Hùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư, chia sẻ: Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa là 3 tỉnh có số lượng cá ngừ, cá kiếm xuất khẩu sang châu Âu rất nhiều, đó là lý do tại sao EC quan tâm đến Bình Định trong lần kiểm tra này. Trước khiEC sang kiểm tra lần thứ 5 tới đây, Bình Định còn 2 việc lớn liên quan đến IUU cần phải làm. Đó là việc xác nhận nguồn gốc cá kiếm tại Cảng cá Tam Quan, việc này cần chốt cho xong trước 20/4 và có báo cáo cụ thể lên Bộ NN-PTNT để Bộ làm việc với EC. Thứ đến là việc liên quan đến các tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.

  • Nắng nóng gay gắt, hàng chục ha tôm nuôi bị bệnh

Liên quan tới tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi thời gian gần đây, Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Phú Yên, từ đầu năm đến nay, bệnh trên tôm nuôi nước lợ xảy ra rải rác tại một số vùng nuôi trên địa bàn tỉnh. Đến nay, diện tích tôm nuôi bị bệnh khoảng 11,5ha, tập trung chủ yếu tại vùng nuôi trồng thủy sản hạ lưu sông Bàn Thạch, thị xã Đông Hòa. Chi cục Chăn nuôi và Thú y Phú Yên cho biết, vùng nuôi ngày càng ô nhiễm, mầm bệnh tồn tại, lưu hành tại các vùng nuôi, trong khi hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất, khó kiểm soát môi trường, mầm bệnh. Chi cục khuyến cáo, người nuôi thường xuyên theo dõi, kiểm tra thông số môi trường nuôi, đồng thời cần điều chỉnh các yếu tố môi trường nuôi trong ngưỡng thích hợp.

  • Cử cán bộ kỹ thuật xuống địa bàn hỗ trợ người nuôi tôm

Tương tự, Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh cho biết hiện toàn tỉnh đã có hơn 122ha nuôi tôm sú cùng hơn 249ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại. Hầu hết tôm nuôi thiệt hại do nhiễm các bệnh các đốm trắng, đỏ thân, gan tụy, bệnh đường ruột, nguyên nhân bởi sự tác động của môi trường nắng nóng liên tục từ đầu tháng 2 đến nay. Sở NN-PTNT đã cử cán bộ chuyên môn xuống địa bàn cùng Phòng NN-PTNT các huyện vùng ven biển hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ nông dân thực hiện các biện pháp chăm sóc tôm nuôi, phòng bệnh cho tôm. Ngành nông nghiệp tỉnh đã tổ chức 15 cuộc tập huấn và cấp phát tài liệu hướng dẫn về cách chăm sóc tôm nuôi trước thời tiết bất lợi, kỹ thuật phòng bệnh tôm chết sớm cho các hộ nuôi tôm.

  • Chăn nuôi thủy sản gặp nhiều khó khăn

Trong lĩnh vực muôi trồng thủy sản nói chung, Hà Nội có tổng diện tích mặt nước lên tới 30.800ha, trong đó có khoảng 24.200ha nuôi trồng thủy sản. Dù đã hình thành được một số vùng tập trung theo hướng công nghệ cao, nuôi thâm canh mang lại giá trị cao, song ngành chăn nuôi thủy sản của thành phố vẫn gặp không ít thách thức. Theo Chi cục Chăn nuôi, thủy sản và Thú y Hà Nội, toàn thành phố hiện có 25.800 hộ nuôi trồng thủy sản nhưng đa số nuôi nhỏ lẻ, manh mún. Sản phẩm chủ yếu tiêu thụ nội địa, giá trị chưa cao. Trong khi đó, trình độ của người dân về chăn nuôi thủy sản thâm canh, bán thâm canh, bảo đảm an toàn thực phẩm còn hạn chế. Mạng lưới cộng tác viên trong lĩnh vực chăn nuôi thủy sản chưa thành hệ thống, phương thức hoạt động mang tính nghiệp dư.

  • Báo động tình trạng suy giảm nguồn lợi thủy sản

Về tình trạng nguồn lợi thủy sản, Theo Sở NN-PTNT Đồng Nai, hệ thống sông Đồng Nai từng có hàng trăm loài cá nước ngọt, 12 loài tôm nước ngọt. Bên cạnh đó, nguồn thủy sản nước lợ cũng khá đa dạng. Trong đó có 17 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam ở các mức độ đe dọa khác nhau cần được bảo vệ. Tuy nhiên, nguồn lợi thủy sản ở các thủy vực tự nhiên trên địa bàn tỉnh ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Khu hệ cá tại các lưu vực sông, hồ trong tỉnh đang bị khai thác quá mức và ngày càng suy giảm cả về thành phần loài cũng như số lượng cá thể, trong đó số lượng cá thể giảm đến mức báo động. Nhiều loài cá trước đây xuất hiện phổ biến trên lưu vực các sông, hồ trong tỉnh, nay rất hiếm gặp.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 11/4/2024: 2 việc phải làm trước lần kiểm tra của EC

2 việc Bình Định phải làm trước khi đón đoàn kiểm tra của EC lần 5; Nắng nóng gay gắt, hàng chục ha tôm nuôi bị bệnh; Báo động suy giảm nguồn lợi thủy sản.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Gìn giữ bản sắc từng ngôi làng để phát triển du lịch nông thôn
Thời sự

Gìn giữ bản sắc từng ngôi làng để phát triển du lịch nông thôn; Trồng rừng bảo vệ nguồn nước, mang lại sinh kế cho bà con; Cá chết trắng mặt hồ rộng 36 ha.

Gìn giữ bản sắc từng ngôi làng để phát triển du lịch nông thôn
Thời tiết nông vụ ngày 12/12/2024: Miền Bắc rét tê tái, miền Trung mưa lớn
Thời sự

Rét đậm, rét hại sẽ bao trùm khắp các tỉnh miền núi phía Bắc nên bà con cần chú ý giữ ấm để bảo vệ sức khỏe.

Thời tiết nông vụ ngày 12/12/2024: Miền Bắc rét tê tái, miền Trung mưa lớn