Bản tin Thủy sản ngày 12/7/2024: Ngành tôm khó đạt mục tiêu xuất khẩu

Ngành tôm khó đạt mục tiêu xuất khẩu 4 tỷ USD; Thời tiết khắc nghiệt, người nuôi thủy sản gặp khó; Hà Tĩnh giám sát hơn 1.000 tàu cá nguy cơ cao vi phạm IUU.

Quỳnh Anh  | 10:48 12/07/2024

Bản tin Thủy sản ngày 12/7/2024: Ngành tôm khó đạt mục tiêu xuất khẩu

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 12/7/2024: Ngành tôm khó đạt mục tiêu xuất khẩu

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Ngành tôm khó đạt mục tiêu xuất khẩu 4 tỷ USD

Thưa quý vị và bà con, bà Lê Hằng, Giám đốc Truyền thông Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam thông tin, tính đến hết tháng 6, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta đạt khoảng 4,4 tỉ USD, tăng gần 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong những ngành hàng chủ lực, xuất khẩu tôm tăng 7%, chủ yếu nhờ tôm hùm sống xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh, trong khi đó xuất khẩu tôm thẻ chân trắng tăng trưởng nhẹ, tôm sú giảm. Nhấn mạnh xuất khẩu tôm nước ta trong năm nay không thể đạt mục tiêu 4 tỉ USD vì 6 tháng đầu năm mới chỉ đạt 1,6 tỉ USD, Bà Lê Hằng phân tích, ngành tôm đang đối mặt với hai vấn đề lớn là giá tôm xuất khẩu sang các thị trường thấp và dịch bệnh trên tôm nuôi, đây đang là nỗi quan ngại lớn nhất của doanh nghiệp và người nuôi.

  • Thời tiết khắc nghiệt, người nuôi thủy sản gặp khó

Về hoạt động nuôi trồng thủy sản trong nước, Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh trong tháng 6 là gần 5.400ha, giảm hơn 300ha so với đầu năm và giảm trên 12% so với kế hoạch mùa vụ cả năm. Trong đó, diện tích cá lồng bè, cá biển là 370ha. Sản lượng nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 11.100 tấn, trong đó sản lượng cá nuôi nước mặn, lợ là hơn 600 tấn, đạt chưa tới 85% so với cùng kỳ. Đại diện Chi cục Thủy sản đánh giá, năm nay thời tiết khắc nghiệt, làm các yếu tố môi trường thay đổi đột ngột, tạo điều kiện phát sinh dịch bệnh nguy hiểm đối với thủy sản nuôi. Thêm vào đó, giá vật tư đầu vào tăng từ 5-10% làm tăng chi phí sản xuất, trong khi giá bán giảm gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

  • Nuôi tôm siêu thâm canh và thâm canh cho hiệu quả vượt trội

Với riêng đối tượng là tôm nuôi, Tỉnh Cà Mau hiện có diện tích nuôi tôm nước lợ khoảng 280.000 ha, chiếm 45% diện tích nuôi tôm của ĐBSCL và chiếm 40% diện tích nuôi tôm của cả nước. Phát huy lợi thế này, thời gian qua, tỉnh chú trọng phát triển mạnh nhiều loại hình, mô hình nuôi. Tuy nhiên, nuôi tôm siêu thâm canh và thâm canh hiện là loại hình cho năng suất và hiệu quả kinh tế vượt trội tại Cà Mau. Hiện nay, toàn tỉnh phát triển diện tích nuôi tôm siêu thâm canh đạt hơn 4.770 ha với gần 5.000 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 25 đến 30 tấn/ha/vụ. Diện tích nuôi thâm canh đạt hơn 1.830 ha với gần 2.750 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt 5 tấn/ha/năm với tôm sú và đạt 8 tấn/ha/năm với thẻ chân trắng.

  • Hà Tĩnh công khai, giám sát hơn 1.000 tàu cá nguy cơ cao vi phạm IUU

Về nội dung thực hiện quy định pháp luật trong khai thác thủy sản, Theo thông tin từ Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, địa phương có hơn 1.000 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm các quy định về chống khai thác IUU. Các tàu này chủ yếu đã hết hạn các loại giấy phép theo quy định của Luật Thủy sản. Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh đã niêm yết công khai danh sách hơn 1.000 tàu cá này. ĐỒng thời, gửi Tổng cục Thủy sản, sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố ven biển và các đơn vị liên quan trong tỉnh để phối hợp kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm theo quy định. Trên cơ sở danh sách được công bố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tăng cường kiểm tra, tuyệt đối không cho tàu cá ra khơi khai thác khi chưa đủ điều kiện theo quy định.

  • Ba Đồn còn hơn 400 tàu cá ‘3 không’

Còn tại TX. Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, Những năm qua, TX đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm thực thi Luật Thủy sản và các quy định về chống khai thác - IUU. Tuy nhiên, qua rà soát, trên địa bàn thị xã vẫn còn nhiều tàu “3 không”, không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép khai thác thủy sản. Theo báo cáo của UBND TX. Ba Đồn, đến cuối tháng 5 năm nay, thị xã có trên 1.400 tàu cá có chiều dài từ 6m trở lên, trong đó, tàu từ 15m trở lên có hơn 400 chiếc. Đáng lưu ý, trong số hơn 1.400 tàu cá có 424 chiếc chưa đăng ký hay còn gọi là tàu “3 không”, 587 chiếc chưa cấp phép hoặc hết hạn giấy phép khai thác thủy sản, 48 chiếc chưa đăng kiểm hoặc hết hạn đăng kiểm...

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 12/7/2024: Ngành tôm khó đạt mục tiêu xuất khẩu

Ngành tôm khó đạt mục tiêu xuất khẩu 4 tỷ USD; Thời tiết khắc nghiệt, người nuôi thủy sản gặp khó; Hà Tĩnh giám sát hơn 1.000 tàu cá nguy cơ cao vi phạm IUU.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Xây dựng nông thôn mới ven biển trở thành nơi đáng sống
Thời sự

Xây dựng nông thôn mới ven biển trở thành nơi đáng sống; Nông nghiệp Thừa Thiên Huế về đích ấn tượng; Chuyển đổi cơ cấu hơn 2.600ha đất trồng lúa kém hiệu quả.

Xây dựng nông thôn mới ven biển trở thành nơi đáng sống
Thời tiết nông vụ ngày 02/01/2025: Nắng ấm trở lại với miền Trung
Thời sự

Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế đón ngày mới với tiết trời nhiều mây kèm vài cơn mưa nhỏ. Đến trưa chiều, mây tan dần, để lại bầu trời thoáng đãng và dễ chịu.

Thời tiết nông vụ ngày 02/01/2025: Nắng ấm trở lại với miền Trung