Bản tin Thủy sản ngày 13/12/2023: Ngành tôm giải quyết việc làm cho 3 triệu người

Ngành tôm giải quyết việc làm cho hơn 3 triệu lao động; Dự báo ngư trường khai thác cá nổi nhỏ là cấp thiết; Xã thu 18 tỷ đồng từ nuôi cá nước lạnh.

Quỳnh Anh  | 11:36 13/12/2023

Bản tin Thủy sản ngày 13/12/2023: Ngành tôm giải quyết việc làm cho 3 triệu người

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 13/12/2023: Ngành tôm giải quyết việc làm cho 3 triệu người

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Ngành tôm giải quyết việc làm cho hơn 3 triệu lao động

Thưa quý vị và bà con, theo Báo cáo hiện trạng nuôi tôm từ Cục thuỷ sản, trong giai đoạn 2010-2022, diện tích nuôi tôm cả nước tăng từ trên 644.300 ha lên 737.000ha, chủ công là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Sản lượng theo đó cũng tăng từ gần 463.800 tấn lên hơn 1 triệu tấn. Số tăng này chủ yếu với loại hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức thâm canh, siêu thâm canh. Nhờ tăng về sản lượng mà nhiều năm liền, ngành tôm đóng góp khoảng 40-45% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, tương đương 3,5 đến hơn 4 tỷ USD. Riêng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam lập kỷ lục với 4,3 tỷ USD, góp phần giải quyết việc làm cho hơn 3 triệu lao động.

  • Dự báo ngư trường khai thác cá nổi nhỏ là yêu cầu cấp thiết

Đối với hoạt động khai thác trên biển, thưa quý vị, Cá nổi nhỏ bao gồm nhiều loại cá nhỏ có kích thước khác nhau, có xu hướng tụ lại tạo thành đàn cá. Tại Việt Nam, cá nổi nhỏ được đánh giá là chiếm tỷ lệ cao trong trữ lượng và tổng sản lượng khai thác cá biển. Tuy nhiên những năm gần đây, do nhiều yếu tố tác động, sự phân bố nguồn lợi nói chung và cá nổi nhỏ nói riêng có nhiều thay đổi. Do đó, muốn đem lại hiệu quả cao trong khai thác hải sản thì ngoài đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, lực lượng lao động và năng lực quản lý phù hợp, còn rất cần sự đóng góp của khoa học nghề cá, trong đó dự báo ngư trường khai thác là yêu cầu cấp thiết. Trước những yêu cầu của thực tế, hiện nay, Viện Nghiên cứu Hải sản đã hoàn thiện và cập nhật hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu phục vụ dự báo ngư trường khai thác nguồn lợi cá nổi nhỏ trên biển.

  • Trang trại nuôi cá chim vây vàng quy mô công nghiệp đầu tiên đạt tiêu chuẩn VietGAP

Trong phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp, được thành lập từ giữa năm 2013, trang trại của Trung tâm Nuôi biển công nghệ cao thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã tiên phong nuôi cá chim vây vàng khép kín kiểu công nghệ Na Uy trên vịnh Vân Phong với hệ thống lồng nuôi HDPE hiện đại. Các quy trình công nghệ áp dụng tại trang trại đã được làm chủ và ứng dụng vào thực tế thành công. Đây là trang trại nuôi cá chim vây vàng quy mô công nghiệp đầu tiên của cả nước được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Trang trại hoạt động ổn định với quy mô sản lượng khoảng 200 tấn/vụ. Bên cạnh cung cấp thị trường nội địa, sản phẩm còn xuất khẩu sang Mỹ và các nước Trung Đông với giá bán dao động từ 110 – 150.000 đồng/kg, lợi nhuận 20 - 30%.

  • Phát triển ngành chế biến thủy sản bền vững

Có thể nói, Khánh Hòa là địa phương có lợi thế về phát triển kinh tế thủy sản, được xác định là một trong những trung tâm nghề cá lớn của cả nước. Thủy sản cũng có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đóng góp tích cực vào chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo việc làm cho gần 83.000 lao động, trong đó lao động trực tiếp trong ngành chế biến thủy sản khoảng 21.600 người. Để phát triển ngành chế biến thủy sản theo hướng bền vững, nâng cao lợi thế cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh và bước đầu đã đạt được một số kết quả.

  • Xã vùng cao thu 18 tỷ đồng từ nuôi cá nước lạnh

Với các đối tượng nuôi là cá nước ngọt, hiện nay, xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai có 30 hộ nuôi cá nước lạnh, với trên 100 ao cá, tổng diện tích khoảng 2,3 ha. Theo thông tin từ UBND xã Dền Sáng, , từ đầu năm đến nay, các hộ dân nuôi cá nước lạnh với đối tượng là cá tầm, cá hồi trên địa bàn xã thu hoạch tổng sản lượng khoảng 90 tấn cá. So với năm trước, sản lượng cá nước lạnh tăng khoảng 10 tấn. Hiện nay, trung bình giá cá tầm, cá hồi bán tại xã Dền Sáng khoảng 200.000 đồng/kg. Tổng doanh thu từ cá nước lạnh của xã Dền Sáng đạt khoảng 18 tỷ đồng. Một số hộ dân trên địa bàn xã thu lãi từ 300 - 500 triệu đồng từ nuôi cá nước lạnh.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 13/12/2023: Ngành tôm giải quyết việc làm cho 3 triệu người

Ngành tôm giải quyết việc làm cho hơn 3 triệu lao động; Dự báo ngư trường khai thác cá nổi nhỏ là cấp thiết; Xã thu 18 tỷ đồng từ nuôi cá nước lạnh.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Tập trung công tác dự phòng để chủ động ứng phó thiên tai
Thời sự

Tập trung công tác dự phòng để chủ động ứng phó thiên tai; ĐBSCL chưa bắt đầu vào mùa khô; Gấp rút xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch.

Tập trung công tác dự phòng để chủ động ứng phó thiên tai
Thời tiết nông vụ ngày 24/12/2024: Đêm miền Bắc rét buốt, vùng cao có sương muối
Thời sự

Về đêm, nền nhiệt tại Bắc bộ có thể xuống mức rét đậm. Bà con cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt vào sáng sớm và tối muộn để đảm bảo sức khỏe.

Thời tiết nông vụ ngày 24/12/2024: Đêm miền Bắc rét buốt, vùng cao có sương muối