Bản tin Thủy sản ngày 13/3/2024: Giá cá lóc thương phẩm thấp nhất trong 3 năm

Giá cá lóc thương phẩm xuống thấp nhất trong 3 năm; Tái cấu trúc ngành thủy sản, cắt giảm số lượng tàu cá; Đẩy mạnh nuôi cá lòng hồ.

Quỳnh Anh  | 11:04 13/03/2024

Bản tin Thủy sản ngày 13/3/2024: Giá cá lóc thương phẩm thấp nhất trong 3 năm

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 13/3/2024: Giá cá lóc thương phẩm thấp nhất trong 3 năm

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Giá cá lóc thương phẩm xuống thấp nhất trong 3 năm

Thưa quý vị và bà con, Theo thông tin từ người nuôi cá lóc tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, từ đầu tháng 3, giá cá lóc thương phẩm đã bắt đầu sụt giảm còn từ 29.000 - 32.000 đồng/kg, giảm thêm 2.000 - 3.000 đồng/kg so với đầu năm. Đây là mức cá lóc thương phẩm cuối vụ thấp nhất trong 3 năm qua. Nguyên nhân của việc giá cá lóc sụt giảm được cho là do thời điểm này xuất khẩu sang thị trường Campuchia không ổn định. Bên cạnh đó, vào tháng 2 hàng năm, hầu hết các nông dân nuôi cá lóc đã thu hoạch và sẵn sàng cho mùa vụ nuôi mới. Tuy nhiên, do giá cá thấp và thiếu thương lái hợp đồng thu mua, nhiều nông dân đã phải "neo cá", chờ đợi tăng giá, làm tăng thêm chi phí sản xuất, tăng sản lượng dẫn đến cung vượt cầu.

  • Tái cấu trúc ngành thủy sản, cắt giảm số lượng tàu cá

Với hoạt động khai thác thủy sản, Trước tình trạng ngành thủy sản địa phương đang phải đối mặt với những tác động tiêu cực từ việc khai thác quá mức, hướng tới xây dựng nghề cá có trách nhiệm, tỉnh Kiên Giang tái cấu trúc ngành thủy sản theo hướng cắt giảm số lượng tàu cá, sắp xếp lại ngành khai thác phù hợp, bảo đảm sinh kế cho ngư dân gắn với bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Những năm tới, tỉnh Kiên Giang chú trọng phát triển nghề lưới vây khơi, câu khơi, từng bước xóa bỏ các nghề khai thác ven bờ mang tính hủy diệt, sử dụng chất nổ, xung điện. Ðối với nghề lưới kéo, giai đoạn 2023-2030, tỉnh không cấp văn bản chấp thuận đóng mới và mua bán từ tỉnh khác về làm, hướng đến hết năm 2030 các tàu có chiều dài dưới 15m làm nghề lưới kéo chuyển đổi sang nghề lưới vây và nghề câu...

  • Tiết kiệm 100 triệu đồng nhờ quy trình tuần hoàn nước trong nuôi tôm

Trong lĩnh vực nuôi trồng, Hiện nay, nhiều hộ nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh Cà Mau áp dụng quy trình tuần hoàn nước tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường. Đây được xem là giải pháp mới trong nuôi tôm siêu thâm canh được chính quyền địa phương khuyến cáo bà con nhân rộng. Theo người dân địa phương, với mô hình tuần hoàn nước, người nuôi tôm không phải tốn kém chi phí hóa chất và kể cả chế phẩm sinh học để xử lý, nhưng nguồn nước vẫn đảm bảo không chứa mầm bệnh phục vụ cho tôm nuôi. Không những vậy, quy trình cón giúp tôm nuôi phát triển nhanh, rút ngắn thời gian thu hoạch. Với diện tích 1ha, trung bình mỗi vụ tiết kiệm được hơn 100 triệu đồng tiền hóa chất xử lý nguồn nước.

  • Đưa công nghệ cao vào nuôi trồng, khai thác thủy sản

Còn tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Theo Sở NN-PTNT tỉnh này, đầu năm nay lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của tỉnh có sự tăng trưởng khá. Diện tích nuôi trồng thủy sản trong tháng 2 đạt hơn 5.400 ha, cho sản lượng hơn 2.000 tấn, tăng 4,2% so với cùng kỳ. Người nuôi thủy sản trong tỉnh đang đẩy mạnh mô hình nuôi thâm canh và bán thâm canh công nghệ cao với các đối tượng chủ lực, kiểm soát khẩu phần ăn đúng quy trình, kỹ thuật, giúp duy trì tỷ lệ sống cao và cho năng suất cao. Năm nay, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp tục khuyến khích các mô hình ứng dụng công nghệ cao để nâng cao hiệu quả nuôi trồng trên toàn tỉnh. Ngành thủy sản cũng đặt trọng tâm thực hiện tốt công tác chống khai thác IUU, gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu.

  • Đẩy mạnh nuôi cá lòng hồ

Với đối tượng nuôi là các loại cá nước ngọt, Phát huy lợi thế trên 19.000 ha mặt nước hồ Thác Bà, thời gian qua, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển thủy sản, tích cực mời gọi và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi cá lồng với quy mô lớn. Đến nay, toàn huyện có 2 doanh nghiệp, 5 HTX, 6 tổ hợp tác và trên 300 hộ nuôi cá lồng bè, nuôi cá quây lưới với khoảng 2.000 lồng nuôi cá trên diện tích 230 ha mặt nước. Các loại cá chủ yếu được nuôi là lăng, diêu hồng, rô phi, ngạnh, cá bò, cá mè... Tổng sản lượng thủy sản toàn huyện hàng năm đạt 8.500 tấn. Huyện đã có 3 doanh nghiệp thường xuyên nuôi cá và sản xuất các sản phẩm thủy sản quy mô lớn.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 13/3/2024: Giá cá lóc thương phẩm thấp nhất trong 3 năm

Giá cá lóc thương phẩm xuống thấp nhất trong 3 năm; Tái cấu trúc ngành thủy sản, cắt giảm số lượng tàu cá; Đẩy mạnh nuôi cá lòng hồ.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Hỗ trợ khắc phục thiên tai được thực hiện ngay khi bão chưa tan
Thời sự

Hỗ trợ khắc phục thiên tai được thực hiện ngay khi bão chưa tan; ‘Thủ phủ’ củ đậu của Hải Dương giảm 50% sản lượng; TP. Cần Thơ chỉ còn gần 0,1% hộ nghèo.

Hỗ trợ khắc phục thiên tai được thực hiện ngay khi bão chưa tan
Thời tiết nông vụ ngày 11/12/2024: Bắc bộ mưa rét, Trung bộ mưa to dài ngày
Thời sự

Đợt không khí lạnh này được dự báo là khá mạnh, sẽ tăng cường dồn dập trong những ngày tới.

Thời tiết nông vụ ngày 11/12/2024: Bắc bộ mưa rét, Trung bộ mưa to dài ngày