Bản tin Thủy sản ngày 14/12/2023: Mở đợt cao điểm chống khai thác IUU

Mở đợt cao điểm chống khai thác IUU; Chuỗi ngành tôm cả nước cần chung tay thực hiện nhiều phần việc; Ngư dân làng biển phía Nam Hà Tĩnh trúng đậm cá cơm.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Thủy sản ngày 14/12/2023: Mở đợt cao điểm chống khai thác IUU

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 14/12/2023: Mở đợt cao điểm chống khai thác IUU

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Mở đợt cao điểm chống khai thác IUU

Thưa quý vị và bà con, hôm qua, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định - IUU chủ trì cuộc họp lần thứ 8 của Ban chỉ đạo quốc gia về IUU. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Tháng 4/2024, Đoàn Thanh tra EC sẽ lần thứ 5 sang Việt Nam để kiểm tra việc thực thi các khuyến nghị “thẻ vàng” IUU, đây là cơ hội tốt nhất để tháo gỡ “thẻ vàng”. Muốn vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp chống khai thác IUU. Trước mắt từ nay đến tháng 4/2024, mở đợt cao điểm chống khai thác IUU, các địa phương ven biển trong cả nước phải dồn toàn bộ nguồn lực để thực hiện, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm…

  • Chuỗi ngành tôm cả nước cần chung tay thực hiện nhiều phần việc

Đến với thông tin về hoạt động phát triển nuôi trồng thủy sản, thưa quý vị, Theo Cục thủy sản, Bộ NN-PTNT, trong Đề án tổng thể phát triển ngành tôm nước lợ, cả nước đặt mục tiêu, ổn định vùng nuôi khoảng 750.000ha trong giai đoạn 2021-2030, tổng sản lượng tăng lên 1.100.000 tấn, trong giai đoạn 2021-2025 và 1.300.000 tấn giai đoạn 2025-2030, giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng lên 8,4 tỷ USD vào năm 2025 và 12 tỷ USD vào 2030... Để hiện thực hoá các mục tiêu đề ra, chuỗi ngành tôm cả nước cần phải chung tay thực hiện nhiều phần việc. Trong đó, thách thức lớn đang đối mặt, cần tháo gỡ là vấn đề sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Liên kết trong chuỗi tôm còn lỏng lẻo, hạ tầng vùng nuôi nhiều nơi chưa đảm bảo; vấn đề dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, công tác dự báo thị trường còn yếu, dẫn đến việc định hướng sản xuất bị động, thiếu ổn định và chưa bền vững...

  • Tăng giá trị cho nghêu thương phẩm

Với đối tượng nuôi là nghêu thương phẩm, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang có vùng nuôi nghêu 2.200 ha, sản lượng khai thác bình quân hàng năm đạt khoảng 20.000 tấn. Nghêu Gò Công có chất lượng tốt, được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Đến tháng 11 vừa qua, vùng nuôi nghêu huyện Gò Công Đông đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn ASC với diện tích 350 ha, do Ban Quản lý cồn bãi huyện Gò Công Đông quản lý và khai thác. Vùng nuôi nghêu huyện Gò Công Đông được chứng nhận đạt tiêu chuẩn ASC là điều kiện tốt để quảng bá thương hiệu, sản phẩm nghêu đến người tiêu dùng trong và ngoài nước, qua đó sẽ tạo thuận lợi hơn cho việc xuất khẩu sản phẩm nghêu, là đặc sản của địa phương. Chứng nhận này cũng sẽ giúp nghề nuôi nghêu của tỉnh Tiền Giang nói chung phát triển ổn định, mang lại giá trị kinh tế cao.

  • Nuôi cá trên ruộng lúa vụ đông, 'nhất cử lưỡng tiện'

Cũng là hoạt động nuôi trồng thủy sản nhưng với đối tượng là cá nước ngọt, thời gian này, tại tỉnh Lào Cai bà con đã tận dụng những nơi ruộng trũng chuyển sang nuôi thuỷ sản trong mùa đông. Từ diện tích chuyển đổi này, các hộ dân đã đưa vào nuôi cá chép gối vụ, mỗi năm cho thu hàng chục tấn cá. Theo đó, sau khi gặt xong lúa mùa, nông dân sẽ trữ nước vào ruộng rồi thả cá, đây là cách tận dụng thời gian đồng ruộng để không trong suốt mùa đông. Ngành nông nghiệp địa phương đánh giá, mô hình kết hợp cấy 2 lúa và nuôi 1 vụ cá mùa đông mang lại lợi ích kép, góp phần giúp giảm sâu bệnh, tăng độ phì nhiêu của đất, tăng hiệu quả kinh tế. Cá được nuôi trong ruộng lúa cũng tận dụng được diện tích mặt nước, tận dụng gốc rạ, lúa rơi vãi làm thức ăn nên giảm chi phí, cung cấp cho thị trường sản phẩm an toàn.

  • Ngư dân làng biển phía Nam Hà Tĩnh trúng đậm cá cơm

Cuối cùng là thông tin về hoạt động khai thác thủy sản, Xã Kỳ Ninh, TX Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh có khoảng hơn 50 tàu chuyên đánh bắt gần bờ. Từ đầu năm đến nay, nhiều đội thuyền liên tiếp trúng đậm các loại hải sản. Có thêm thu nhập, bà con rất phấn khởi. Đặc biệt, những ngày gần đây, hàng chục tàu thuyền của làng biển này liên tục trúng đậm các mẻ cá cơm đầu mùa. Một số ngư dân chia sẻ, khoảng 2-3 ngày nay, biển lặng, thời tiết tốt nên bà con trúng đậm cá cơm, tàu ít thì 1-2 tấn, nhiều thì 4-5 tấn. Cá được nhập tại bến cho các thương lái với giá từ 10 - 15.000 đồng/kg... Trừ chi phí xăng dầu, nhân công, có những ngày cao điểm có thể thu lãi hơn 20 - 30 triệu đồng.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 14/12/2023: Mở đợt cao điểm chống khai thác IUU

Mở đợt cao điểm chống khai thác IUU; Chuỗi ngành tôm cả nước cần chung tay thực hiện nhiều phần việc; Ngư dân làng biển phía Nam Hà Tĩnh trúng đậm cá cơm.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 2/5/2024: Bắc bộ duy trì hình thái mát mẻ, dễ chịu
Thời sự

Hôm nay, Bắc bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15 - 30mm, cần đề phòng thời tiết cực đoan do mưa dông.

Thời tiết nông vụ ngày 2/5/2024: Bắc bộ duy trì hình thái mát mẻ, dễ chịu
Thời tiết nông vụ ngày 1/5/2024: Nắng nóng ở Bắc Bộ chấm dứt
Thời sự

Do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu, từ hôm nay (1/5), nắng nóng ở Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chấm dứt và dịu dần ở khu vực Quảng Bình - Quảng Trị.

Thời tiết nông vụ ngày 1/5/2024: Nắng nóng ở Bắc Bộ chấm dứt