Giới thiệu ‘Hành trình ngàn năm lúa gạo Việt Nam’ tới bạn bè quốc tế

Giới thiệu ‘Hành trình ngàn năm lúa gạo Việt Nam’ tới bạn bè quốc tế; Tuyên Quang với Phong trào thi đua 'Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới'.

Quỳnh Anh  | 

Giới thiệu ‘Hành trình ngàn năm lúa gạo Việt Nam’ tới bạn bè quốc tế

Tự động

Giới thiệu ‘Hành trình ngàn năm lúa gạo Việt Nam’ tới bạn bè quốc tế

  • Giới thiệu ‘Hành trình ngàn năm lúa gạo Việt Nam’ tới bạn bè quốc tế

Thưa quý vị và bà con, tại TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, Lễ khai mạc Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023 vừa được tổ chức với chủ đề: “Hành trình ngàn năm lúa gạo Việt Nam”. Festival diễn ra tới ngày 15/12, trong bối cảnh Việt Nam đang hướng tới trở thành quốc gia tiên phong sản xuất lúa chất lượng, giảm phát thải, phát triển theo hướng xanh và bền vững, gắn với Đề án “Phát triển bền vững một triệu hec ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng Xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030." Từ điểm cầu Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi thông điệp tới Festival.

Băng Thủ Tướng

Quỳnh Anh

  • Nhiều địa phương giải ngân vốn chương trình mục tiêu quốc gia đạt thấp

Năm nay, tỉnh Quảng Bình được Chính phủ giao hơn 678 tỷ đồng để thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn. Hiện, tỷ lệ giải ngân của cả 3 chương trình ở tỉnh mới chỉ đạt khoảng 270 tỷ đồng, gần bằng 40% so với kế hoạch được giao. Theo UBND tỉnh Quảng Bình, việc giải ngân các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh năm nay đạt thấp do có nhiều khó khăn và vướng mắc. Đáng quan tâm là một số quy định đề ra trong chương trình mục tiêu quốc gia chưa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nên gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Cùng với Quảng Bình còn có 9 tỉnh khác cũng trong hoàn cảnh khó khăn, vướng mắc khi giải ngân thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 với tỷ lệ chưa đến 50% so với kế hoạch.

  • Tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con ổn định cuộc sống ở nơi tái định cư

Nhằm ổn định cuộc sống cho hàng chục hộ dân người Dao từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư ngoài kế hoạch, năm 2018, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai đã xây dựng khu tái định cư ở làng Lơ Bơ, xã Chư Krey. Tuy nhiên, hiện nay, khu tái định cư này chỉ còn khoảng 5, 6 căn nhà có người ở. Hàng chục ngôi nhà rộng khoảng 30-40 m2 đều bỏ không. Nhiều nhà bị hư hỏng nặng. Lý giải về tình trạng này, UBND xã Chư Krey cho biết, hiện đang vào mùa vụ, người dân phần lớn ở lại khu sản xuất để trông coi. Thêm nữa, năm 2022, UBND huyện phân bổ kinh phí xây dựng 2,6 km đường bê tông từ làng Lơ Bơ vào khu sản xuất của làng Dao cũ, giao thông thuận tiện nên bà con đã quay lại để sinh sống. Chính quyền địa phương sẽ tiếp tục vận động, tuyên truyền bà con ổn định cuộc sống ở khu tái định cư.

  • Tuyên Quang với Phong trào thi đua 'Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới'

Tại Tuyên Quang, Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, giai đoạn 2021-2025 được các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện quyết liệt, các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng. Nhờ đó, diện mạo nông thôn ngày càng thay đổi, kết cấu hạ tầng được tăng cường đầu tư xây dựng, kinh tế - xã hội từng bước phát triển khá toàn diện, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được nâng lên. Lũy kế đến hết năm 2022, toàn tỉnh có 62/122 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, thành phố Tuyên Quang đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Năm 2023, địa phương đặt mục tiêu có thêm 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

  • Phát triển kinh tế V-A-C trên vườn đồi Ngọc Lặc

Là huyện miền núi thấp, Ngọc Lặc, Thanh Hóa có tiềm năng đất vườn đồi khá lớn. Do đó, nhiều hộ dân địa phương đã mạnh dạn cải tạo, phá bỏ cây tạp, áp dụng các tiến bộ khoa học để hình thành nhiều mô hình vườn - ao - chuồng, gọi tắt là V-A-C hiệu quả. Năm 2015, gia đình gia đình chị Phạm Thị Loan ở thôn Cao Thắng, xã Cao Thịnh mạnh dạn phá bỏ cây tạp trong vườn, trồng hơn 3.600m2 bưởi. Phía cuối khu vườn, gia đình đào ao thả cá, đồng thời chủ động nguồn nước tưới cho cây trồng. Dưới tán bưởi, gia đình chăn thả đàn gà hàng trăm con mỗi lứa. Sau 8 năm, mô hình V-A-C của gia đình chị Phạm Thị Loan đã cho doanh thu ổn định khoảng 500 triệu đồng mỗi năm. Từ sự thành công của mình, gia đình truyền đạt kinh nghiệm và giúp đỡ để 5 gia đình trong xã phát triển kinh tế với cách thức tương tự.

Nhạc

Thưa quý vị và bà con, Việt Nam là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Vị thế của ngành lúa gạo Việt Nam đang được củng cố và nâng cao hơn bao giờ hết, không chỉ từ những con số ấn tượng về sản lượng và giá trị xuất khẩu mà còn thể hiện ở những phản hồi tích cực của người tiêu dùng thế giới về gạo Việt và hạt gạo của chúng ta đã liên tiếp được vinh danh trên trường quốc tế… Theo xu thế của thị trường, hiện nay người dân trồng lúa tại Việt Nam đã bước đầu quen thuộc với các quy trình canh tác bền vững, hướng tới giảm phát thải. Và để ngành hàng lúa gạo phát triển bền vững, góp phần thực hiện những cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế, đại diện lãnh đạo ngành nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan phát động đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”.

Băng:

Thanh Thủy

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 14/12/2023.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan tiếp tục tham dự các sự kiện trong khuôn khổ Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang năm 2023.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến Nghe báo cáo về giao biên chế công chức năm 2024 của VP Bộ và các Cục: Thủy sản, Kiểm ngư, Thú y, Chăn nuôi. Dự Họp chi bộ Cục Chăn nuôi. Nghe báo cáo điều chỉnh chủ trương dự án xây dựng trại sản xuất giống Hải sản của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I. Sau đó, đi công tác địa phương.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam Chủ trì Hội thảo các giải pháp nông học thích ứng và giảm thiểu khí hậu tại Việt Nam.

  Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp Dự Hội nghị quốc tế về "Địa kỹ thuật vì sự nghiệp phát triển hạ tầng bền vững". Họp tổng kết Đoàn giám sát của WB đối với dự án WB9 và WB11. Sau đó, Dự Hội thảo khoa học "Phát huy vai trò của phụ nữ Việt trong thời đại mới".

  Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Nghe báo cáo các Văn bản quy phạm phá luật năm 2023 của Cục Kiểm lâm. Sau đó, Dự buổi tiếp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Đất đai Vê - nê - zu - ê - la theo lịch của Trưởng ban Nội chính Trung ương.

Trong khi đó, Thứ trưởng Hoàng Trung Làm việc với Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam.

Quỳnh Anh

$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, bản tin do BTV Xuân Hào biên soạn và thực hiện, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.

Tự động

Giới thiệu ‘Hành trình ngàn năm lúa gạo Việt Nam’ tới bạn bè quốc tế

Giới thiệu ‘Hành trình ngàn năm lúa gạo Việt Nam’ tới bạn bè quốc tế; Tuyên Quang với Phong trào thi đua 'Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới'.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 6/5/2024: Sớm ban hành đề án về thị trường carbon
Thời sự

Sớm ban hành đề án về thị trường carbon; Cháy lớn gây thiệt hại hơn 10ha rừng phòng hộ ven biển; Xã hội hóa trồng rừng: Thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 6/5/2024: Sớm ban hành đề án về thị trường carbon
Bản tin Thủy sản ngày 6/5/2024: Vớt khoảng 200 tấn cá chết trên hồ Sông Mây
Thời sự

Hoàn thành việc vớt khoảng 200 tấn cá chết trên hồ Sông Mây; Việt Nam vươn lên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào Singapore; Biện pháp chống nóng cho tôm.

Bản tin Thủy sản ngày 6/5/2024: Vớt khoảng 200 tấn cá chết trên hồ Sông Mây