Bản tin Thủy sản ngày 15/1/2024: Thực hiện 3 nội dung chính chống khai thác IUU

Thực hiện nghiêm túc 3 nội dung chính chống khai thác IUU; Đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản; Ngư dân Nghệ An 'trúng đậm' cá cơm.

Quỳnh Anh  | 13:18 15/01/2024

Bản tin Thủy sản ngày 15/1/2024: Thực hiện 3 nội dung chính chống khai thác IUU

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 15/1/2024: Thực hiện 3 nội dung chính chống khai thác IUU

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Thực hiện nghiêm túc 3 nội dung chính chống khai thác IUU

Mở đầu là tin tức về hoạt động chống khai thácIUU, Thưa quý vị và bà con, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu vừa có chuyến kiểm tra và làm việc với tỉnh Hà Tĩnh về nội dung này. Qua đó, Thứ trưởng giá cao nỗ lực của địa phương. Tuy nhiên, về lâu dài muốn cùng cả nước gỡ thẻ vàng của EC, Hà Tĩnh cần quyết liệt thực hiện triệt để 3 nội dung chính gồm: kiểm soát tàu cá “3 không” - không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép, ghi nhật ký khai thác đúng quy định và xử phạt hành chính tàu các vi phạm một cách nghiêm túc. Đối với các kiến nghị của tỉnh về nạo vét cảng cá bị bồi lắng, Bộ NN-PTNT sẽ đồng hành cùng với Hà Tĩnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ để sớm bố trí vốn thực hiện các nội dung này.

  • Đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản

Trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thủy sản, UBND TP.HCM vừa có chỉ đạo về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Trong đó, giao Sở NN-PTNT chỉ đạo các đơn vị trực thuộc quản lý chặt chẽ những cơ sở thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện bảo đảm ATTP, thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá và cấp giấy chứng nhận. Triển khai các biện pháp ngăn chặn, xử lý vi phạm khi đã xác định được cơ sở nuôi sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm; tổ chức, cá nhân mua bán thuốc thú y, hóa chất cấm sử dụng; việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về nuôi trồng, khai thác thủy sản.

  • Nông dân thu hoạch lúa – tôm với niềm vui trúng mùa

Với hoạt động nuôi trồng thủy sản, ngay trước thềm năm mới, nông dân các vùng sản xuất luân canh tôm – lúa ven biển ĐBSCL nói chung và tại Kiên Giang nói riêng đã tiến hành thu hoạch vụ “tôm ôm gốc lúa” và vụ lúa trên nền đất nuôi tôm với niềm vui trúng mùa. Năm nay giá tôm thấp nhưng giá lúa thì mĩ mãn, nhất là lúa được trồng theo quy trình hữu cơ giá cao kỷ lục lên tới gần 10.000 đồng/kg, nông dân lãi lớn, có điều kiện chuẩn bị đón năm mới sung túc. Kiên Giang là tỉnh có diện tích nuôi tôm nước lợ lớn thứ 2 cả nước. Năm 2023, diện tích thả nuôi tôm nước lợ của tỉnh đạt trên 136.000ha, sản lượng thu hoạch ước đạt 121.000 tấn. Riêng diện tích nuôi tôm – lúa của Kiên Giang năm 2023 lớn nhất nước với trên 106.000ha, trong đó có khoảng 85.600ha thả nuôi xen canh cua biển.

  • Cá tầm bén duyên huyện nghèo Quảng Ngãi

Cũng liên quan tới hoạt động nuôi thủy sản nhưng với đối tượng là cá tầm, thưa quý vị, Sơn Tây, Quảng Ngãi là một trong những huyện miền núi nghèo nhất nước ta với 82% dân số là người đồng bào dân tộc Ca Dong. Nhằm tạo sinh kế, giúp người dân địa phương từng bước thoát nghèo bền vững, năm 2014, UBND huyện này đã giao Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện thực hiện mô hình thử nghiệm nuôi cá tầm tại xã Sơn Bua và đã đem lại kết quả tích cực. Từ thành công bước đầu, năm 2018, UBND huyện Sơn Tây đã tiến hành bàn giao lại mô hình cho Hợp tác xãNông nghiệp và Dịch vụ huyện Sơn Tây để tiếp tục mở rộng, phát triển. Sau khi tiếp quản, HTX đã tiến hành cải tạo, nâng cấp ao nuôi thành ao xi măng, nâng diện tích ao nuôi lên 1.800m2. Tính đến nay, đơn vị này đã nuôi được 3 vụ, cho lợi nhuận hàng trăm triệu đồng.

  • Ngư dân Nghệ An 'trúng đậm' cá cơm

Còn trong lĩnh vực khai thác, liên tiếp những ngày qua, vùng biển gần đảo Bạch Long Vĩ, Hải Phòng và Cô Tô, Quảng Ninh xuất hiện các luồng cá cơm dày đặc. Hàng chục tàu thuyền của xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An đánh bắt ở khu vực này phấn khởi khi thu về hàng trăm triệu đồng sau mỗi chuyến ra khơi. Hiện xã Quỳnh Lập có hơn 100 tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ, chủ yếu khai thác các loại cá cơm, mực, cá hố... Lãnh đạo UBND xã Quỳnh Lập cho biết, từ đầu mùa trăng, tứ đầu tháng 11 âm lịch đến nay, ngư dân Quỳnh Lập đã khai thác được khoảng 1.500- 1.600 tấn cá cơm. Thời điểm này, cá cơm loại 1 có giá khoảng 10.000- 10.500 đồng/kg, cá loại 2 bán xay bột cá chế biến thức ăn chăn nuôi có giá 7.000 đồng/kg.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 15/1/2024: Thực hiện 3 nội dung chính chống khai thác IUU

Thực hiện nghiêm túc 3 nội dung chính chống khai thác IUU; Đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản; Ngư dân Nghệ An 'trúng đậm' cá cơm.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời sự

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ
Thời sự

Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.

Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ