Những nhiệm vụ đầu tiên trong hành trình xây dựng 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Những nhiệm vụ đầu tiên trong hành trình xây dựng 1 triệu ha lúa chất lượng cao; Tập trung triển khai 5 đề án phát triển ngành chăn nuôi; Chủ động dẫn nước vào ruộng.

Quỳnh Anh  | 09:38 15/01/2024

Những nhiệm vụ đầu tiên trong hành trình xây dựng 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Tự động

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đang theo dõi bản tin Nông Nghiệp Tuần Qua của Kênh Nông Nghiệp radio. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong bản tin ngày hôm nay.

  • Những nhiệm vụ đầu trong hành trình xây dựng 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, Bộ NN-PTNT tổ chức họp Ban chỉ đạo của Bộ về Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp. Trong các phần việc cần triển khai thời gian tới, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh yêu cầu xây dựng các tài liệu phục vụ Đề án và tổ chức các lớp đào tạo với tinh thần: “Đào tạo cho những người đi đào tạo. Huấn luyện cho những người đi huấn luyện”. Trước hết, Bộ trưởng yêu cầu Cục Trồng trọt tập hợp những câu hỏi liên quan đến Đề án của các địa phương ĐBSCL. Từ đó xây dựng hệ thống câu trả lời cho địa phương về các vấn đề liên quan chính sách, canh tác. Sau đó, Cục Trồng trọt phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia để tổ chức đào tạo.

  • Tập trung triển khai 5 đề án phát triển ngành chăn nuôi

Cũng trong tuần qua, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì cuộc họp liên ngành xoay quanh 3 nội dung quan trọng gồm ngăn chặn nhập lậu gia súc, gia cầm; siết chặt nhập khẩu và thúc đẩy xuất khẩu để ngành chăn nuôi đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp trong thời gian tới. Kết luận tại cuộc họp, Thứ trưởng dự đoán trong thời gian tới, tình hình buôn lậu gia súc, gia cầm sẽ diễn biến rất phức tạp. Thời gian qua, chăn nuôi có đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, xuất khẩu vẫn chậm. Nhu cầu trứng, thịt, sữa trên đầu người còn thấp nhưng ngành chăn nuôi không chỉ phục vụ cho 100 triệu dân. Các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI cần tính toán đến vấn đề xuất khẩu và bảo vệ sản xuất trong nước. Thứ trưởng cũng đề nghị Cục Chăn nuôi tập trung triển khai 5 đề án rường cột đảm bảo đúng tiến độ giúp tăng cường năng lực sản xuất của ngành chăn nuôi.

  • Phát triển một tỷ cây xanh để xây dựng hệ sinh thái bền vững

Phát biểu tại Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Đề án Một tỷ cây xanh diễn ra tại tỉnh Quảng Trị mới đây, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, năm 2023, ngành lâm nghiệp có đóng góp rất lớn vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và lần đầu tiên thu được tiền từ bán tín chỉ carbon... Đối với Đề án Một tỷ cây xanh, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị đề nghị tiếp tục rà soát, đánh giá hiệu quả đã thực hiện, tiếp tục trồng theo kế hoạch được phê duyệt, khi thực hiện phải linh hoạt, chủ động; tài liệu hóa các kinh nghiệm trồng rừng và tăng cường công tác truyền thông. Thứ trưởng nhấn mạnh, Chúng ta không chỉ trồng một tỷ cây xanh mà còn phải phát triển một tỷ cây xanh để xây dựng hệ sinh thái bền vững.

  • Hà Tĩnh nhân rộng mô hình mạ khay, máy cấy

Vụ xuân năm 2024, một số địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh tiếp tục nhân rộng mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, với phương thức làm mạ khay, sử dụng máy cấy theo công nghệ Nhật Bản. Quy mô sản xuất áp dụng công nghệ này khoảng 122 ha, tập trung tại các huyện Cẩm Xuyên, Can Lộc và thành phố Hà Tĩnh. Hiện tại, hơn 30.000 khay mạ đã được người dân gieo bằng máy với các giống chất lượng cao ST25, DT39. Việc áp dụng máy để sản xuất mạ khay giúp cây mạ khỏe, sinh trưởng phát triển tốt, độ đồng đều cao, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân.

  • Phát huy hiệu quả hệ thống thủy lợi

Theo nhận định từ ngành chuyên môn, hạn, mặn mùa khô năm 2023 - 2024 diễn ra không gay gắt so với trung bình nhiều năm, nhưng độ mặn diễn biến phức tạp và nhiều thời điểm tăng cao đột ngột. Tại tỉnh Sóc Trăng, bên cạnh việc khẩn trương nạo vét các kênh thủy lợi, công tác vận hành các công trình cũng được đơn vị chuyên môn chỉ đạo phù hợp với thực tế. Theo Công ty Cổ phần Thủy lợi Sóc Trăng, để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp của hộ dân, đơn vị sẽ cho nhân viên trực cống 24/24 giờ để kịp thời lấy nước ngọt đưa vào hệ thống kênh nội đồng trong thời điểm không có mặn xuất hiện. Đồng thời, tiến hành duy tu, sửa chữa, nâng cấp hệ thống cống, nạo vét các kênh thủy lợi, để phục vụ cho sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

  • Chủ động dẫn nước vào đồng ruộng

Vụ Đông Xuân 2023 - 2024, toàn tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến gieo cấy 28.500 ha cây lúa, để đảm bảo việc lấy nước đổ ải diễn ra thuận lợi, đưa cơ giới hoá vào sản xuất, gieo cấy đúng khung thời vụ, UBND các huyện, thành phố đã ban hành các văn bản chỉ đạo các xã, thị trấn sớm hoàn thành công tác nạo vét, vệ sinh kênh mương nội đồng. Xây dựng kế hoạch lấy nước chi tiết cụ thể, để kịp thời dẫn nước tưới khi các công ty TNHH MTV thủy lợi vận hành các trạm bơm dọc theo sông Lô, sông Hồng. Để tiết kiệm nước tưới, các tổ thủy lợi cơ sở cần phối hợp với các xí nghiệp thủy lợi, xây dựng kế hoạch cấp nước đổ ải chi tiết đến từng thôn, xóm, xứ đồng. Quản lý chặt chẽ nguồn nước, nghiêm cấm người dân tự ý tháo cạn nước tại các ao, hồ, đầm nuôi trồng thủy sản thu hoạch cá khi chưa được phép.

  • Thanh Hóa đặt mục tiêu lớn về truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt Đề án Kết nối sản xuất, chế biến và tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030. Đề án đề ra mục tiêu đến năm 2025, sản lượng sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh được tổ chức kết nối, tạo liên kết theo chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ đạt từ 20% sản lượng trở lên, đến 2030 đạt 50%; kết nối tạo liên kết và hình thành chuỗi liên kết trong sản phẩm chủ lực năm 2025 đạt 2.000 chuỗi trở lên, đến 2030 đạt 3.000 chuỗi trở lên. Năm 2025, tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp chủ lực được truy xuất nguồn gốc đạt 40% và đến năm 2030 đạt 80% trở lên…. Dự kiến nhu cầu vốn thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm tại Đề án khoảng hơn 2.555 tỷ đồng

  • Đắk Lắk tạo thương hiệu nông sản thân thiện với môi trường

Theo Sở NN-PTNT Đắk Lắk, địa phương có diện tích gieo trồng lúa ổn định khoảng hơn 100 nghìn ha, chiếm khoảng gần 35% diện tích gieo trồng cây hàng năm của tỉnh. Sản xuất lúa của Đắk Lắk đứng đầu khu vực Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, năm 2023 sản lượng ước đạt khoảng 800.000 tấn. Hiện nay, nhiều địa phương trong tỉnh đã bắt đầu thay đổi phương pháp sản xuất như sử dụng giống lúa chất lượng cao, nhiều giống lúa mới có chất lượng được công nhận; sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ để gia tăng giá trị cho hạt gạo và tăng thu nhập cho nông dân. Thời gian tới,  Đắk Lắk đặt mục tiêu tạo được sản phẩm đầu ra chất lượng tốt hơn, tạo thương hiệu nông sản thân thiện với môi trường. Việc này cũng tạo thu nhập ổn định cho nông dân và chuẩn bị tư thế sẵn sàng tham gia vào thị trường tín chỉ carbon một khi thị trường này được hoạt động vào năm 2028.

Nhạc cắt

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, trong nhiều năm qua, lĩnh vực SPS của Việt Nam được chú trọng và có sự quan tâm rất lớn của lãnh đạo Bộ NN-PTNT cũng như các bộ, ngành liên quan. Thông qua việc đàm phán những quy định SPS trong các hiệp định thương mại tự do, Văn phòng SPS Việt Nam đã góp phần nâng tầm vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Năm 2023 Việt Nam đã tiếp nhận và xử lý trên 1.160 thông báo về các dự thảo quy định mới, các thay đổi về biện pháp SPS, tăng hơn 20 thông báo so với năm 2022. Dù nhận nhiều thông báo hơn, song số lượng cảnh báo dành cho Việt Nam lại giảm trong năm vừa qua, điều này đã góp phần khẳng định vị thế và chất lượng, an toàn thực phẩm, cũng như cách thức quản lý của Việt Nam. Ông Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam chia sẻ:

Băng

Bảo Thắng

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Chương trình do BTV Xuân Hào biên soạn,  Quý vị và bà con có thể liên hệ với chương trình qua số hotline:   0912.145.266                               

 Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Những nhiệm vụ đầu tiên trong hành trình xây dựng 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Những nhiệm vụ đầu tiên trong hành trình xây dựng 1 triệu ha lúa chất lượng cao; Tập trung triển khai 5 đề án phát triển ngành chăn nuôi; Chủ động dẫn nước vào ruộng.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời sự

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ
Thời sự

Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.

Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ