Bản tin Thủy sản ngày 15/11/2023: Phát triển loài cá trèn bầu bản địa

Phát triển loài cá trèn bầu bản địa; Nuôi cá sau vụ lúa hè thu mang lại hiệu quả cao; Nuôi cá chình, cá bống tượng thu lãi tới 500 triệu đồng; Người nuôi cá tra gặp thách thức lớn về chi phí xử lý môi trường; Thành lập tổ kiểm soát giống thủy sản tới tận cấp xã.

Quỳnh Anh  | 11:22 15/11/2023

Bản tin Thủy sản ngày 15/11/2023: Phát triển loài cá trèn bầu bản địa

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 15/11/2023: Phát triển loài cá trèn bầu bản địa

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Phát triển loài cá trèn bầu bản địa

Thưa quý vị và bà con, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp vừa tiến hành thả cá giống trong mô hình “Nuôi cá trèn bầu thương phẩm” tại xã Bình Thạnh. Mô hình được thực hiện tại một hộ dân với quy mô 5.000m2, thả nuôi 30.000 con cá trèn bầu, tham gia mô hình, nông dân được hỗ trợ 50% tiền con giống, 30% chi phí thức ăn và 5% chi phí quản lý. Theo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu, lượng cá trèn bầu giảm rõ rệt. Việc thực hiện nuôi thương phẩm là biện pháp quan trọng, góp phần ngăn chặn sự suy giảm nguồn lợi tự nhiên và bảo tồn các loài cá bản địa. Sau 3 - 4 tháng triển khai, mô hình sẽ được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức tổng kết, đánh giá hiệu quả kinh tế và có thể xem xét nhân rộng.

  • Nuôi cá sau vụ lúa hè thu mang lại hiệu quả cao

Cũng liên quan tới những tin tức về hoạt động nuôi thủy sản, thưa quý vị, xã Tân Thuỷ, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình được xem là địa phương có diện tích nuôi trồng thuỷ sảnlớn của huyện. Hiện, toàn xã có khoảng 310 ha diện tích ruộng ao để phát triển thuỷ sản. Trong đó, diện tích lúa-cá khoảng 60 ha. Cá ao hồ hơn 100 ha và diện tích cá vụ ba gần 150 ha. Các hộ nông dân ở đây chủ yếu nuôi các loại cá truyền thống như chép, mè, diếc, lóc, trắm... Những năm gần đây, sản lương hàng năm đạt khoảng 280 tấn, với tổng giá trị ước đạt  trên 17 tỷ đồng. Đặc biệt, riêng với cá vụ ba thả nuôi sau vụ lúa hè thu, nhiều bà con còn tranh thủ nuôi ghép, thả đàn vịt trên vài trăm con. Đàn vịt thả tự kiếm thức ăn trên ruộng. Đến thời điểm thu hoạch cá, thì bà con xuất bán đàn vịt cũng thu về được thêm hàng chục triệu đồng.

  • Nuôi cá chình, cá bống tượng thu lãi tới 500 triệu đồng

Còn tại TP. Cà Mau, xã Tân Thành là địa phương có vùng nuôi tập trung cá chình, cá bống tượng sớm nhất ở tỉnh này, toàn xã hiện có hơn 270 hộ dân nuôi cá với tổng diện tích trên 300 ha nuôi cá ao, hồ, chủ yếu là cá chình, cá bống tượng. Ước tính đến cuối năm nay, sản lượng cá thu hoạch đạt khoảng 1.200 tấn. Nhờ giá cả, đầu ra của cá chình, cá bống tượng ổn định nên nhiều hộ dân trong xã có nguồn thu nhập đáng kể. Đầu tư 1 ha nuôi cá sẽ cho nguồn thu từ 1 tỷ đồng trở lên sau 18 tháng nuôi. Nếu trừ chi phí đầu tư ban đầu sẽ có lãi từ 300 đến trên 500 triệu đồng.

  • Người nuôi cá tra gặp thách thức lớn về chi phí xử lý môi trường

Đối với đối tượng nuôi là cá tra, TP Cần Thơ hiện có trên 200 hộ và doanh nghiệp nuôi cá tra, trong đó diện tích ao nuôi của doanh nghiệp chiếm 22%. Thời gian qua, giá cá tra biến động lớn, hầu hết các hộ nuôi có lợi nhuận thấp, thậm chí từ tháng 5 đến nay nhiều hộ rơi vào tình trạng thua lỗ. Do vậy, chi phí đầu tư công nghệ mới để xử lý môi trường trở thành thách thức lớn. Để hỗ trợ hộ nuôi, ngành nông nghiệp thành phố đã thực hiện quan trắc môi trường. Đặc biệt, năm 2022 ngành đầu tư hệ thống quan trắc tự động để kịp thời thông báo những biến động về chất lượng nguồn nước đến các hộ nuôi, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT thành phố cũng phối hợp với các đơn vị khác chia sẻ thông tin về chất lượng nguồn nước và kịp thời thông báo đến cho các hộ nuôi cá tra.

  • Thành lập tổ kiểm soát giống tới tận cấp xã

Trong kế hoạch phát triển ngành thủy sản, tỉnh Nam Định chủ trương tăng nuôi trồng, giảm đánh bắt. Do đó, công tác quản lý chất lượng nguồn giống được đặc biệt quan tâm. Trong 6 tháng đầu năm nay, lượng con giống sản xuất toàn tỉnh đạt trên 1.700 triệu con, nhập về 180 triệu tôm thẻ chân trắng, 210 triệu tôm sú đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu chăn nuôi của các hộ nuôi trồng thủy sản. Để đảm bảo chất lượng nguồn giống, một số địa phương trong tỉnh đã thành lập Tổ công tác quản lý giống thủy sản phối hợp với cơ quan chuyên môn của Sở và đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra, giám sát tôm giống nhập từ ngoại tỉnh về, tổ chức tiêu hủy những lô tôm giống không có hồ sơ kiểm dịch, có kết quả xét nghiệm bị nhiễm các bệnh nguy hiểm theo quy định. Đặc biệt, các xã vùng ven biển cũng thành lập tổ kiểm soát giống nhập vào địa phương.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 15/11/2023: Phát triển loài cá trèn bầu bản địa

Phát triển loài cá trèn bầu bản địa; Nuôi cá sau vụ lúa hè thu mang lại hiệu quả cao; Nuôi cá chình, cá bống tượng thu lãi tới 500 triệu đồng; Người nuôi cá tra gặp thách thức lớn về chi phí xử lý môi trường; Thành lập tổ kiểm soát giống thủy sản tới tận cấp xã.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời sự

Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng
Thời sự

Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.

Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng