Bản tin Thủy sản ngày 15/12/2023: Chủ động phòng, chống rét cho thủy sản

Chủ động phòng, chống rét cho thủy sản; Nhiều công trình nghiên cứu về sản xuất giống và nuôi biển; Mô hình nuôi tôm hùm trong bể thành công đầu tiên tại Việt Nam.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Thủy sản ngày 15/12/2023: Chủ động phòng, chống rét cho thủy sản

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 15/12/2023: Chủ động phòng, chống rét cho thủy sản

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Chủ động phòng, chống rét cho thủy sản

Thưa quý vị và bà con, nhằm đảm bảo hiệu quả cho nuôi trồng thủy sản vụ đông, Cục Thủy sản vừa có văn bản gửi Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phía Bắc và Bắc Trung Bộ về việc tăng cường sản xuất và phòng, chống rét trong nuôi trồng thủy sản. Trong đó, yêu cầu các đơn vị thường xuyên cập nhập thông tin diễn biến thời tiết để phổ biến, hướng dẫn biện pháp chống rét cho cơ sở sản xuất giống thuỷ sản, lưu, ương dưỡng giống, nuôi thương phẩm nhằm giữ an toàn cho thuỷ sản nuôi và giảm thiểu tối đa thiệt hại, đảm bảo sản xuất cung cấp đủ thực phẩm cho thị trường các tháng cuối năm, nhất là Tết nguyên đán. Phối hợp hướng dẫn thực hiện các biện pháp kỹ thuật chống rét cho thuỷ sản nuôi. Trong trường hợp rét đậm, rét hại kéo dài gây thiệt hại lớn, tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng phương án hỗ trợ thiệt hại cho người nuôi theo quy định.

  • Nhiều công trình nghiên cứu về sản xuất giống và nuôi biển

Trong lĩnh vực khoa học công nghệ về thủy sản, những năm qua, Viện Nghiên cứu Hải sản đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực sản xuất giống và nuôi biển, khi chuyển giao cho người dân ven biển đã phát huy hiệu quả về kinh tế. Chỉ tính từ năm 2016 đến nay, đã lưu giữ thành công 8 loài hải sản và xây dựng được hồ sơ chi tiết về 8 nguồn gen lưu giữ và bảo tồn. Bước đầu thăm dò được khả năng sinh sản thành công của 3 nguồn gen là ngao ô vuông, cá nác và ngán. Bên cạnh đó, Viện cũng đã hoàn thiện và làm chủ được quy trình công nghệ và xây dựng thành công mô hình sản xuất giống bào ngư chín lỗ tại huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời, hoàn thành quy trình công nghệ sản xuất giống của nhiều đối tượng nước lợ mới như cá nác, cá bống tro, công nghệ chuyển giới giống cá bống bớp toàn đực, tạo điều kiện cho việc chủ động nguồn giống nhân tạo cho nghề nuôi.

  • Nuôi trồng thủy sản Nghệ An đối mặt với nhiều khó khăn

Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản tại các địa phương, số liệu thống kê trong năm 2023 cho thấy, ngành thủy sản Nghệ An đạt được nhiều kết quả ấn tượng, một số chỉ tiêu trọng tâm đạt và vượt kế hoạch đề ra như sản lượng nuôi trồng ước đạt 70.255 tấn, bằng 105% so với năm 2022, diện tích nuôi trồng ước đạt 23.700ha, gần bằng 109% năm 2022… Tuy nhiên ở chiều ngược lại, hiệu quả sản xuất trong nuôi trồng chưa cao, thiếu tính bền vững, đặc biệt là nuôi tôm thương phẩm. Mặt khác, đối tượng nuôi nước ngọt chủ yếu là các loài cá truyền thống, trong khi các đối tượng nuôi mới cho giá trị kinh tế cao chưa được nhân rộng. Nhiều nguyên nhân nữa như giá vật tư đầu vào tăng cao, là môi trường nuôi ô nhiễm, dịch bệnh tràn lan… đã kéo theo tâm lý ái ngại đầu tư của số đông.

  • Tự tin nuôi biển với lồng HDPE

Còn tại Khánh Hòa, những năm gần đây, nhiều người nuôi trồng thủy sản ở địa phương đã chuyển sang lồng HDPE thay thế lồng nuôi bằng gỗ nhằm đảm bảo an toàn và tăng hiệu quả kinh tế. Anh Trần Ngọc Sỹ ở thôn Tân Đức Tây, xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh, là một trong những hộ được hỗ trợ chuyển đổi sang lồng HDPE để nuôi cá biển. Lồng có đường kính 10m, thể tích khoảng 500m3. Nếu nuôi cá bớp trung bình thả 2.500 con/lồng, sau 8 tháng nuôi sẽ thu hoạch khoảng 9 tấn. Tuy nhiên anh Sỹ cho biết những năm gần đây anh chủ yếu nuôi cá chim vây vàng, trung bình thả 7.000 con, sau hao hụt còn khoảng 5.500 con/lồng. Mỗi năm anh thả nuôi 3 lứa, với giá bán dao động từ 110.000 - 120.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 100 triệu đồng/lồng, tùy thời điểm.

  • Mô hình nuôi tôm hùm trong bể thành công đầu tiên tại Việt Nam

Với đối tượng nuôi là tôm hùm, giữa năm 2018, Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên triển khai dự án nuôi thương phẩm tôm hùm trong bể trên bờ quy mô hàng hóa, đây là lần đầu tiên mô hình này được đưa vào triển khai trong cả nước. Theo đại diện công ty, nuôi tôm hùm theo kiểu truyền thống bằng lồng bè trong vịnh phải chịu cảnh chen chúc vì lồng nuôi dày, lại chịu nhiều rủi ro do nguồn nước nuôi bị ô nhiễm, dịch bệnh phát sinh gây hại. Nuôi tôm hùm trong bờ ngoài né được những bất lợi này, còn tránh được bão gió, thiên tai. Nhờ đó, sức khỏe tôm tốt nên tỷ lệ hao hụt rất thấp. Chỉ sau thời gian nuôi 12 tháng, tôm hùm xanh đạt trên 380g/con, tỉ lệ sống trên 75%. Sau 14 tháng nuôi, tôm hùm bông đạt từ 600 - 700g/con, tỉ lệ sống trên 73%.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 15/12/2023: Chủ động phòng, chống rét cho thủy sản

Chủ động phòng, chống rét cho thủy sản; Nhiều công trình nghiên cứu về sản xuất giống và nuôi biển; Mô hình nuôi tôm hùm trong bể thành công đầu tiên tại Việt Nam.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Thời sự

Thủ tướng yêu cầu tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì; Diện tích rừng nâng mức báo động ở Cà Mau có thể lên đến gần 40.000 ha.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã
Thời sự

Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã; Việt Nam phát triển nuôi biển theo 4 vùng chính; Cua nuôi thiệt hại - Nông dân khó khăn.

Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã