Bản tin Thủy sản ngày 15/7/2024: Chỉ hơn 100 cơ sở nuôi biển được cấp phép

Cả nước chỉ có hơn 100 cơ sở nuôi biển được cấp phép; Huyện đảo thúc đẩy nuôi tôm công nghệ cao; Cà Mau: Hơn 500 tàu cá không đủ điều kiện đăng ký.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Thủy sản ngày 15/7/2024: Chỉ hơn 100 cơ sở nuôi biển được cấp phép

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 15/7/2024: Chỉ hơn 100 cơ sở nuôi biển được cấp phép

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Cả nước chỉ có hơn 100 cơ sở nuôi biển được cấp phép

Thưa quý vị và bà con, Theo thông tin của Cục Thủy sản, dù có tiềm năng lớn nhưng hiện nuôi biển còn nhiều bất cập, cơ sở nuôi biển của Việt Nam nhiều nhưng quy mô nhỏ và chủ yếu theo hình thức nuôi tự phát. Hiện nay, cả nước có gần 14.700 cơ sở nuôi biển, khoảng 333.400 lồng nuôi với thể tích gần 10 triệu m3. Tuy nhiên, mới có hơn 100 cơ sở nuôi biển được cấp phép, 35 cơ sở được giao khu vực biển và 99 cơ sở được cấp mã số lồng nuôi, chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Về sản xuất giống, cả nước có trên 1.400 cơ sở, sản lượng sản xuất trên 134 triệu con/năm. Sản xuất thức ăn phục vụ nuôi biển có 23 cơ sở, với hơn 200 sản phẩm, sản lượng 35.000/809.000 tấn theo thiết kế.

  • Quảng bá thế mạnh, tiềm năng các giá trị tinh hoa vùng biển Bình Định

Tại thành phố Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định vừa tổ chức khai mạc Lễ hội Tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024 với chủ đề “Bình Định - Khát vọng biển”. Lễ hội nhằm giới thiệu, quảng bá thế mạnh, tiềm năng các giá trị tinh hoa của vùng đất và con người Bình Định, góp phần tôn vinh và truyền cảm hứng cho ngư dân an tâm ra khơi, bám biển, phát triển nghề đánh bắt thủy sản bền vững, hiệu quả, đóng góp cho sự tăng trưởng, phát triển kinh tế và giữ vững vùng biển đảo biên cương của Tổ quốc. Đến với Lễ hội, người dân và du khách sẽ được trải nghiệm những hoạt động độc đáo như: Thưởng thức ẩm thực dùng cá ngừ đại dương Bình Định chế biến các món Âu, món Nhật, món Hàn, món Hoa; tham quan các gian hàng thao diễn nghề và trưng bày sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP của Bình Định và các tỉnh lân cận.

  • Huyện đảo thúc đẩy nuôi tôm công nghệ cao

Nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Toàn huyện có diện tích nuôi thủy sản gần 4.500ha; diện tích thả nuôi hằng năm đạt khoảng hơn 7.400ha. Phòng NN-PTNT huyện Tân Phú Đông cho biết, từ năm 2022, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao đã phát triển và nhân rộng rất nhanh ở địa phương. Đến cuối năm 2023, diện tích nuôi tôm công nghệ cao là hơn 174ha với 67 hộ. Hiện nay, mô hình này tiếp tục được nhân rộng với diện tích hơn 181ha với 80 hộ nuôi. Mô hình này đã giúp rút ngắn được thời gian nuôi. Ao nuôi nhỏ nên dễ quản lý các yếu tố môi trường, thức ăn, dịch bệnh; nuôi với mật độ cao... Năng suất dao động từ 30-50 tấn/ha, gấp nhiều lần so truyền thống.

  • Càu Mau: Hơn 500 tàu cá đang hoạt động không đủ điều kiện đăng ký

Về hoạt động chống khai thác IUU, Theo thông tin từ UBND tỉnh Cà Mau, tỉnh này vừa quyết định công bố danh sách 528 tàu cá đã được đóng mới, cải hoán, mua bán, tặng cho đang hoạt động không đủ thành phần hồ sơ để được đăng ký theo quy định. Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau giao Sở NN-PTNT tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan thực hiện đăng ký tàu cá đúng quy định. Đồng thời, giao UBND các huyện có tàu cá được công bố thông báo rộng rãi danh sách trên các phương tiện truyền thông và niêm yết công khai danh sách tại địa phương. Chính quyền địa phương sẽ phối hợp cùng ngành chức năng tuyên truyền, vận động các chủ tàu sớm hoàn thiện các thủ tục đăng ký theo quy định thì mới được phép hoạt động.

  • Quảng Bình đạt nhiều kết quả chống khai thác IUU

Cũng trong lĩnh vực thực hiện chống khai thác IUU, thời gian qua Chi cục Thủy sản Quảng Trị đã tổ chức trực ban 24/24 giờ theo dõi, giám sát hoạt động tàu cá trên biển. Thông qua hệ thống giám sát, 100% tàu cá hoạt động được theo dõi chặt chẽ. Ngoài ra, tỉnh đã đánh dấu tàu cá đạt tỷ lệ 99,5%; lắp thiết bị giám sát hành trình đạt tỷ lệ gần 99%; 100% tàu cá xuất nhập lạch được kiểm tra; kiên quyết ngăn chặn các tàu cá xuất lạch không đảm bảo thủ tục, giấy tờ và trang thiết bị theo quy định. 100% tàu cá thực hiện thông báo trước ít nhất 1 giờ cho Ban quản lý cảng cá khi tàu cá cập và rời cảng cá. Trong 6 tháng đầu năm, giám sát sản lượng hải sản khai thác bốc dỡ qua các cảng cá đạt 100%.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 15/7/2024: Chỉ hơn 100 cơ sở nuôi biển được cấp phép

Cả nước chỉ có hơn 100 cơ sở nuôi biển được cấp phép; Huyện đảo thúc đẩy nuôi tôm công nghệ cao; Cà Mau: Hơn 500 tàu cá không đủ điều kiện đăng ký.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Xác định đúng đối tượng và nhu cầu khi hỗ trợ phục hồi sản xuất
Thời sự

Xác định đúng đối tượng và nhu cầu khi hỗ trợ phục hồi sản xuất; Bắc Giang công bố tình huống khẩn cấp sạt lở núi; Đồng Tháp mở rộng mô hình nuôi cá đồng.

Xác định đúng đối tượng và nhu cầu khi hỗ trợ phục hồi sản xuất
Thời tiết nông vụ ngày 19/9/2024: Miền Trung mưa lớn, đề phòng lũ lụt
Thời sự

Do tác động của Bão số 4, từ nay đến đêm mai, khu vực từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 100-300mm, có nơi trên 500mm.

Thời tiết nông vụ ngày 19/9/2024: Miền Trung mưa lớn, đề phòng lũ lụt