Bản tin Thủy sản ngày 18/12/2023: Diện tích nuôi cá tra năm 2023 ước đạt 5.700ha

Diện tích thả nuôi cá tra năm 2023 ước đạt 5.700ha; Công nghệ nuôi thương phẩm bào ngư chín lỗ phát huy hiệu quả; Gần 100ha thủy sản áp dụng tự động hóa.

Quỳnh Anh  | 10:58 18/12/2023

Bản tin Thủy sản ngày 18/12/2023: Diện tích nuôi cá tra năm 2023 ước đạt 5.700ha

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 18/12/2023: Diện tích nuôi cá tra năm 2023 ước đạt 5.700ha

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Diện tích thả nuôi cá tra năm 2023 ước đạt 5.700ha

Thưa quý vị và bà con, theo thông tin tại Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra năm 2023 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2024 do Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh An Giang tổ chức mới đây, Ước cả năm 2023, diện tích thả nuôi cá tra cả nước đạt khoảng 5.700ha, sản lượng cá tra khoảng 1,6 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu 1,8 tỷ USD, bằng 75% so với cùng kỳ năm 2022. Tính đến 15/11, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,6 tỷ USD, giảm gần 28% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam năm 2023 đều có xu hướng giảm. Mục tiêu năm 2024, dự kiến diện tích thả nuôi cá tra đạt 5.700ha, sản lượng cá tra thương phẩm dự kiến đạt 1,7 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 2 tỷ USD.

  • Công nghệ nuôi thương phẩm bào ngư chín lỗ phát huy hiệu quả

Trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển giống thủy sản chất lượng, thời gian qua, Viện Nghiên cứu Hải sản đã hoàn thiện, làm chủ được quy trình công nghệ và xây dựng thành công mô hình sản xuất giống bào ngư chín lỗ tại huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Qua quá trình triển khai mô hình, tỷ lệ sống ổn định trên 7%, với quy mô đạt trên 800.000 con trong 1 năm, phù hợp với điều kiện tự nhiên tại đây để phục vụ sản xuất giống cung cấp cho các hộ dân. Sau thành công bước đầu này, Viện Nghiên cứu Hải sản đã phối hợp với các đơn vị liên quan góp vốn xây dựng hoàn thiện 2 trang trại sản xuất giống bào ngư tại đảo Bạch Long Vĩ và đảo Cô Tô. Đây là 2 mô hình được thiết kế, xây dựng đầu tiên ở Việt Nam đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật phục vụ chuyên sản xuất giống loài bào ngư này.

  • Bạc Liêu: Xuất khẩu thuỷ sản lần đầu cán mốc 1 tỷ USD

Đối với hoạt động phát triển kinh tế thủy sản tại các địa phương, ứớc tính đến cuối năm nay, xuất khẩu thủy sản của tỉnh Bạc Liêu đạt trên 95.000 tấn, kim ngạch 1 tỷ USD, đạt 100% kế hoạch và tăng trên 17,2% so cùng kỳ. Bạc Liêu hiện có 3 mặt hàng xuất khẩu chính đó là tôm, gạo và muối. Trong đó, mặt hàng xuất khẩu chủ lực là tôm - chiếm trên 95% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 48 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu với dây chuyền thiết bị hiện đại và công suất chế biến thiết kế khoảng 294.000 tấn/năm. Năm 2023, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Bạc Liêu cán mốc 1 tỷ USD. Địa phương đặt mục tiêu phấn đấu hết đến năm 2025 xuất khẩu tôm đạt 1,3 tỷ USD và đến năm 2030 đạt 1,7 tỷ USD.

  • Gần 100ha thủy sản áp dụng tự động hóa

Tương tự, kinh tế thủy sản tại tỉnh Bắc Giang thời gian qua cũng đạt nhiều thành tựu. Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Giang, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản hàng năm trên địa bàn tỉnh hơn 12.000ha, sản lượng hơn 53.000 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 5%/năm, đóng góp tích cực vào sự phát triển nông nghiệp của tỉnh. Hiện nay, ngành nông nghiệp Bắc Giang đã xây dựng Đề án “Phát triển tự động hóa trong nuôi thủy sản thâm canh tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021 - 2025” với giải pháp đưa công nghệ số vào ứng dụng trong quản lý và nuôi trồng thủy sản. Toàn bộ quy trình nuôi có thể cài đặt bằng một ứng dụng điều khiển thông qua điện thoại thông minh. Một tín hiệu đáng mừng là đến hiện tại, diện tích nuôi thủy sản áp dụng tự động hóa của Bắc Giang đã đạt gần 100ha, năng suất trung bình đạt từ 14 - 15 tấn/ha, tăng 30 - 40% so với sản xuất thông thường.

  • Kiểm soát chặt tôm giống đảm bảo an toàn dịch bệnh

Thưa quý vị, chất lượng tôm giống đóng vai trò quan trọng trong thành công hay thất bại của ngành nuôi tôm hiện nay. Để nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng tỷ lệ thành công, các địa phương nuôi tôm đang tập trung vào việc tăng cường quản lý, giám sát, và kiểm tra chất lượng tôm giống. Tại Trà Vinh, đầu năm 2014, nhu cầu con giống của nông dân thả vụ mới sẽ tăng cao, để kiểm soát chặt chất lượng đầu vào, Chi cục Chăn nuôi và Thú y địa phương đã tiến hành thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, tuyên truyền, tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng chống dịch bệnh thủy sản, hướng dẫn cho người nuôi phương pháp chọn giống, không mua giống trôi nổi không rõ nguồn gốc, không có Giấy chứng nhận kiểm dịch… Chỉ đạo thực hiện tốt công tác kiểm dịch động vật, kiên quyết không để con giống thủy sản không đạt chất lượng bán ra thị trường....

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 18/12/2023: Diện tích nuôi cá tra năm 2023 ước đạt 5.700ha

Diện tích thả nuôi cá tra năm 2023 ước đạt 5.700ha; Công nghệ nuôi thương phẩm bào ngư chín lỗ phát huy hiệu quả; Gần 100ha thủy sản áp dụng tự động hóa.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về chuỗi giá trị nông nghiệp
Thời sự

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về chuỗi giá trị nông nghiệp; Hàng chục nghìn ha rừng Bắc Kạn ở mức cảnh báo cháy cao nhất; Chủ động trữ nước cho mùa khô.

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về chuỗi giá trị nông nghiệp
Thời tiết nông vụ ngày 22/01/2025: Bắc bộ duy trì thời tiết đẹp
Thời sự

Hôm nay, thời tiết trên cả nước khá ôn hòa, đặc biệt tại miền Bắc, trời tiếp tục se lạnh kèm theo sương mù nhẹ vào sáng sớm.

Thời tiết nông vụ ngày 22/01/2025: Bắc bộ duy trì thời tiết đẹp