Bản tin Thủy sản ngày 2/8/2024: Nâng cao năng lực thực thi pháp luật thủy sản

Nâng cao năng lực thực thi pháp luật thủy sản; Xác minh hiện tượng cua nuôi chết bất thường sau khi cho ăn ốc đinh; Quản lý hoạt động nuôi cá lồng tự phát.

Quỳnh Anh  | 11:09 02/08/2024

Bản tin Thủy sản ngày 2/8/2024: Nâng cao năng lực thực thi pháp luật thủy sản

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 2/8/2024: Nâng cao năng lực thực thi pháp luật thủy sản

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Nâng cao năng lực thực thi pháp luật thủy sản

Thưa quý vị và bà con, tại buổi làm việc với Cục Phòng chống ma túy và Thực thi pháp luật quốc tế - INL mới đây, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đề xuất Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ về thực thi pháp luật thủy sản tại Việt Nam với các nội dung như hỗ trợ đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực thực thi pháp luật thủy sản. Hỗ trợ về trang thiết bị chuyên dùng nâng cao năng lực thực thi pháp luật thủy sản. Trong đó bao gồm cả phương tiện cũng như thiết bị liên lạc, giám sát. Rà soát, đánh giá các văn bản quy định của Việt Nam và tuân thủ các quy định của khu vực, quốc tế trong lĩnh vực thủy sản. Đồng thời, Thứ trưởng đề nghị INL xem xét việc ký mới thay thế bản ghi nhớ giữa hai bên hoặc gia hạn thêm 5 năm tiếp theo bản ghi nhớ đã ký kết.

  • Xác minh hiện tượng cua nuôi chết bất thường sau khi cho ăn ốc đinh

Mới đây, một số hộ dân ấp Mương Đào C, xã Vân Khánh, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang nuôi tôm, cua quảng canh theo mô hình tôm – lúa xảy ra hiện tượng cua nuôi bị chết bất thường sau khi bổ sung thức ăn bằng ốc đinh vào ao nuôi. Theo kinh nghiệm nuôi, nông dân nhận định hiện tượng cua chết bất thường này không phải do dịch bệnh và đã tự thu gom cua chết, xử lý, không thông báo với ngành chức năng.   Sau khi nắm được thông tin, ngành chức năng đã đến kiểm tra tại ao nuôi của hộ dân, kết quả các chỉ tiêu môi trường đều nằm trong ngưỡng thích hợp. Theo lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kiên Giang, chưa có cơ sở để đánh giá, kết luận nguyên nhân cua chết có phải do ốc đinh hay không vì hộ nuôi không khai báo ở thời điểm thiệt hại.

  • Ngư dân Quảng Ngãi linh hoạt trong khai thác thủy sản

Trong lĩnh vực khai thác, Những năm gần đây, hoạt động đánh bắt vùng khơi của ngư dân Quảng Ngãi gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, đánh bắt ở tuyến lộng có thời gian ngắn, hải sản khai thác gần bờ giữ được độ tươi sống, nên giá bán thường cao hơn. Xuất phát từ thực tế này, nhiều ngư dân trong tỉnh đã chuyển hướng đánh bắt, khai thác linh hoạt ở các ngư trường khác nhau. Tuy nhiên, Luật Thủy sản quy định các tàu cá đánh bắt hải sản ở tuyến lộng phải có chiều dài dưới 15m. Vậy nên, để đa dạng phương thức sản xuất, ngư dân cần cả tàu lớn và tàu nhỏ để tuân thủ đúng quy định. Tỉnh khuyến khích các mô hình sản xuất mới, phù hợp với thực tiễn, đem lại giá trị kinh tế cao.

  • Nuôi cá vùng ruộng trũng ngập nước tăng thu nhập

Với hoạt động nuôi trồng, Hiện nay, nhiều hộ dân ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đang tận dụng các diện tích ruộng trũng ngập nước, chỉ cấy được 1 vụ lúa/năm để nuôi thủy sản, tăng thu nhập. Thời gian nuôi từ cuối tháng 7, sau 3-4 tháng được thu hoạch. Thống kê sơ bộ của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Nam, toàn huyện có khoảng 70 ha ruộng trũng đang nuôi thủy sản. Nhìn chung, việc tiêu thụ thuận lợi, giá bán cao. Cá trắm đen giá từ 100-110 nghìn đồng/kg; cá trắm cỏ giá 70 nghìn đồng/kg; cá chép giá 60 nghìn đồng/kg; cá nheo giá 90 nghìn đồng/kg; tôm đồng giá trung bình 200 nghìn đồng/kg. Bình quân 1 ha ruộng trũng thả cá cho lãi khoảng 10 triệu đồng. Cá được thả dưới ruộng hầu như không nhiễm bệnh; giúp diệt sâu bọ, cỏ dại, sục bùn, tăng độ dinh dưỡng cho đất.

  • Thanh Hóa quản lý hoạt động nuôi cá lồng tự phát

Còn tại Thanh Hóa, Do lợi nhuận mang lại từ nghề nuôi cá lồnglớn, khoảng chục năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở các phường, xã ven biển thị xã Nghi Sơn, đã tự phát mở rộng quy mô về cả số hộ và số lồng nuôi. Trước tình trạng nuôi thả tự phát diễn ra phức tạp, vấn đề nước thải sinh hoạt chưa được thu gom, hoạt động súc rửa tàu thuyền hàng ngày với số lượng lớn tại các khu neo đậu... khiến cho nghề nuôi cá lồng của người dân đi vào ngõ cụt. Do đó, tháng 3/2022, UBND thị xã Nghi Sơn đã có kế hoạch xử lý việc nuôi trồng thủy sản tự phát trên địa bàn. Đến nay, sau 2 năm, địa phương đã giảm từ 74 hộ nuôi với hơn 1.700 ô lồng xuống còn 23 hộ nuôi với hơn 550 ô lồng.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 2/8/2024: Nâng cao năng lực thực thi pháp luật thủy sản

Nâng cao năng lực thực thi pháp luật thủy sản; Xác minh hiện tượng cua nuôi chết bất thường sau khi cho ăn ốc đinh; Quản lý hoạt động nuôi cá lồng tự phát.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Ngành nông nghiệp và du lịch phối hợp phát triển nông thôn Việt Nam
Thời sự

Ngành nông nghiệp và du lịch phối hợp phát triển nông thôn Việt Nam; Hỗ trợ hơn 13 tấn hạt giống ngô, rau vụ đông để bà con khôi phục sản xuất.

Ngành nông nghiệp và du lịch phối hợp phát triển nông thôn Việt Nam
Thời tiết nông vụ 26/09/2024: Nam bộ bước vào chu kỳ mưa mới
Thời sự

Các tỉnh Nam bộ sẽ bắt đầu vào chu kỳ mưa mới được dự báo có lượng lớn và kéo dài nhiều ngày.

Thời tiết nông vụ 26/09/2024: Nam bộ bước vào chu kỳ mưa mới