Bản tin Thủy sản ngày 2 tháng 11 năm 2023

Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng lớn nhất cho Brazil; Cá tầm nuôi theo công nghệ 'sông' trong ao phát triển mạnh; Nuôi tôm xen cua, cá cho lợi nhuận từ 150 triệu đồng/ha; Hòa Bình đặt mục tiêu lớn cho ngành thủy sản năm 2024; Đắk Nông phát triển hơn 1.600 ha thủy sản.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Thủy sản ngày 2 tháng 11 năm 2023

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 2 tháng 11 năm 2023

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Việt Nam tiếp tục là nguồn cung cá thịt trắng lớn nhất cho Brazil

Và chúng ta sẽ cùng mở đầu chương trình hôm nay với tin tức về hoạt động xuất khẩu thủy sản, thưa quý vị, theo thống kê của Trung tâm Thương mại Thế giới- ITC, năm 2022, Brazil nhập khẩu hơn 63 nghìn tấn cá thịt trắng từ thế giới. Trong đó, Việt Nam là nguồn cung lớn nhất cho thị trường này với hơn 28 nghìn tấn, trị giá 60 triệu USD. Quốc gia lớn nhất Nam Mỹ này cũng là thị trường tiêu thụ cá tra đơn lẻ lớn thứ 3 của Việt Nam. Trong 9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cá tra của nước ta sang Brazil đạt 71 triệu USD.

  • Cá tầm nuôi theo công nghệ sông trong ao phát triển mạnh

Còn với hoạt động nuôi trồng thủy sản trong nước, thưa quý vị, tháng 10 năm ngoái, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Trung tâm Quốc gia giống thuỷ sản nước ngọt miền Trung triển khai mô hình Ứng dụng công nghệ sông trong ao nuôicá tầm thương phẩm. Đến nay, sau 12 tháng thực hiện, mô hình đã đạt nhiều kết quả khả quan. Cụ thể, khối lượng cá trung bình đạt 2,2 kg/con, tỷ lệ sống 82% và năng suất đạt trên 23kg/m2 mương nuôi. Với kết quả này, mô hình cho thấy sự phù hợp với điều kiện của tỉnh Lâm Đồng và có thể mở rộng trong những năm tới. Mô hình được thực hiện trên quy mô 3 ao nuôi, ở mỗi ao, đơn vị nghiên cứu xây dựng 1 mương nuôi với diện tích 125m2 và thiết lập hệ thống sục khí để tăng hàm lượng ôxy hoà tan của dòng nước chảy, 3 mương nuôi được thả cá theo các mật độ 10, 13 và 16 con/m2.

  • Nuôi tôm xen cua, cá cho lợi nhuận từ 150 triệu đồng/ha

Cũng vào năm ngoái, tỉnh Bình Định triển khai 2 mô hình nuôi thủy sản tổng hợp tôm, cua, cá và có kết quả rất khả quan. Những hộ tham gia mô hình có lợi nhuận từ 150 - 180 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều so với trước đây. Trong năm nay, địa phương này tiếp tục nhân rộng mô hình tại một số xã của huyện Tuy Phước và Phù Cát với quy mô 10.000m2/mô hình. Theo nhận định của chính quyền và người dân địa phương, mô hình nuôi tôm xen cua, cá trong những diện tích có cây ngập mặn là hướng đi phù hợp cho người dân sống quanh khu vực đầm Thị Nại. Mô hình này vừa giúp người dân có thêm thu nhập, vừa bảo vệ môi trường ao nuôi theo hướng bền vững, đồng thời góp phần thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn.

  • Hòa Bình đặt mục tiêu lớn cho ngành thủy sản năm 2024

Ở nước ta, Hòa Bình là địa phương có tiềm năng lớn trong phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên. Theo Sở NN-PTNT Hòa Bình, trong bối cảnh yêu cầu của thị trường tăng cao, đòi hỏi ngành thủy sản phải tiếp tục chuyển dịch theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm gắn với khẳng định thương hiệu. Xây dựng chuỗi liên kết bền vững để thuận lợi tổ chức sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, hình thành vùng nuôi tập trung cung cấp nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu. Để làm được điều này, tỉnh đặt ra mục tiêu, năm 2024 tốc độ tăng trưởng ngành thủy sản đạt 4,5%. Diện tích nuôi trồng thủy sản duy trì ổn định 2.700 ha với 4.900 lồng nuôi. Sản lượng đạt 12.400 tấn. Sản xuất và ương dưỡng trên 100 triệu con giống thủy sản.

  • Đắk Nông phát triển hơn 1.600 ha thủy sản

Có thể nói chủ trương tăng sản lượng nuôi trồng để bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã lan rộng trên khắp cả nước, tại khu vực Tây Nguyên, theo thống kê của ngành chức năng, hiện diện tích sông suối và mặt nước được quy hoạch chuyên dùng của tỉnh Đắk Nông là gần 14.800 ha. Trong đó, diện tích nuôi thủy sản hơn 1.600 ha và tổng diện tích mặt nước ao hồ là 1.000 ha. Trên địa bàn tỉnh còn có nhiều hồ chứa thủy lợi, với khoảng 3.500 ha. Các ao nuôi hộ gia đình khoảng 640 ha. Nghề nuôi thủy sản ở Đắk Nông chủ yếu tập trung vào 3 loại hình là nuôi ao hồ nhỏ, nuôi hồ chứa, nuôi lồng bè trên hồ chứa, trên sông. Các loại thủy sản được nuôi chủ yếu là cá truyền thống như: trắm cỏ, rô phi, diêu hồng, cá lóc, cá chép, cá trê, cá mè, cá lăng…

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 2 tháng 11 năm 2023

Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng lớn nhất cho Brazil; Cá tầm nuôi theo công nghệ 'sông' trong ao phát triển mạnh; Nuôi tôm xen cua, cá cho lợi nhuận từ 150 triệu đồng/ha; Hòa Bình đặt mục tiêu lớn cho ngành thủy sản năm 2024; Đắk Nông phát triển hơn 1.600 ha thủy sản.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 2/5/2024: Bắc bộ duy trì hình thái mát mẻ, dễ chịu
Thời sự

Hôm nay, Bắc bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15 - 30mm, cần đề phòng thời tiết cực đoan do mưa dông.

Thời tiết nông vụ ngày 2/5/2024: Bắc bộ duy trì hình thái mát mẻ, dễ chịu
Thời tiết nông vụ ngày 1/5/2024: Nắng nóng ở Bắc Bộ chấm dứt
Thời sự

Do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu, từ hôm nay (1/5), nắng nóng ở Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chấm dứt và dịu dần ở khu vực Quảng Bình - Quảng Trị.

Thời tiết nông vụ ngày 1/5/2024: Nắng nóng ở Bắc Bộ chấm dứt